Chỉ 1 tháng sau khi bị DDoS làm Internet Mỹ tê liệt, Dyn chính thức "bán mình" cho gã khổng lồ Oracle
Liệu có "thuyết âm mưu" nào giữa vụ tấn công DDoS nhằm vào Dyn và thương vụ này của Oracle?
Vài giờ trước, gã khổng lồ Oracleđã chính thức thông báo về việc mua lại Dyn - một trong những công ty cung cấp tên miền và máy chủ nổi tiếng tại Mỹ. Một thông tin đáng chú ý, chỉ vài tuần trước Dyn đã phải hứng chịu một vụ tấn công DDoS kỷ lục, khiến Internet Mỹ "tê liệt", người dùng dùng Twitter, SoundCloud, Sportify hay Shopify,... không thể kết nối với website trong suốt một ngày.
Mức giá của thương vụ này không được công bố chi tiết, nhưng theo phân tích từ các chuyên gia công nghệ TechCrunch, nó rơi vào khoảng 600 triệu USD.
Oracle chính thức sở hữu Dyn
Cả hai cũng từ chối bình luận khi được đặt câu hỏi việc Oracle quyết định thâu tóm Dyn vào thời điểm trước hay sau công ty này trở thành nạn nhân của cuộc tấn công botnet cuối tháng 10/2016, khiến nó gần như bị vô hiệu trước hàng triệu địa chỉ IP truy cập từ các thiết bị IoT. Trong bức thư gửi đến khách hàng và đối tác của mình, Oracle cũng khéo léo không đề cập về vấn đề này.
Sau thương vụ này, Oracle sẽ bổ sung giải pháp phân giải tên miền (DNS) của Dyn vào dịch vụ điện toán đám mây (cloud-computing), nơi họ đang "ăn nên làm ra" với việc cung cấp dịch vụ hạ tầng (Infrastructure-as-a-Service, hay còn gọi IaaS) và dịch vụ nền tảng (Platform-as-a-Service, PaaS). Đây cũng là 2 sản phẩm chủ lực của Oracle trong cuộc chạy đua với đối thủ AWS do Amazon cung cấp.
Trên thực tế, Dyn không phải là một nhà cung cấp dịch vụ dạng vừa, hiện tại nó đang duy trì sự sống cho hơn 3.500 website, mỗi ngày dịch vụ của nó đã tối ưu 40 tỷ lượt truy cập đến hơn 3.500 doanh nghiệp (thống kê của Oracle), trong đó có nhiều cái tên nổi tiếng như Netflix, Twitter, Pfizer hay CNBC…
“Oracle đã và đang cung cấp dịch vụ IaaS và PaaS ở cấp độ doanh nghiệp, nó giúp các công ty có thể thiết lập và vận hành các ứng dụng Internet và dịch vụ điện toán đám mây. Hạ tầng DNS của Dyn có tiềm năng mở rộng rất lớn và DNS ở mức độ toàn cầu ( global DNS) hứa hẹn sẽ là thành phần cốt lõi quan trọng cho nền tảng điện toán đám mây, giúp truy cập nhanh, giảm thời gian tải trang và tăng sự hài lòng từ người dùng cuối của chúng tôi" - Thomas Kurian, chủ tịch phát triển sản phẩm của Oracle chia sẻ.
Trước mắt, 2 công ty này sẽ tiếp tục hoạt động độc lập cho đến khi giao dịch hoàn thành. Dyn cũng sẽ chuyển giao đội ngũ, khách hàng và những sản phẩm của họ về Oracle.
Mảng dịch vụ cloud computing của Oracle đang được đầu tư vô cùng mạnh mẽ
Thương vụ đình đám này diễn ra cùng thời điểm với nhiều vụ mua bán sáp nhập công nghệ gây chú ý khác, nổi bật nhất vẫn là Verizon (thuộc sở hữu của AOL) đang tiến hành mua lại Yahoo với giá 4,8 tỷ USD. Tuy nhiên theo nhiều nguồn tin, Verizon đang mặc cả con số lên tới 1 tỷ USD, bởi các sự cố liên quan đến vấn đề bảo mật khiến 500 triệu tài khoản Yahoo rơi vào tay hacker trong thời gian qua.
Khởi nghiệp tại New Hampshire (Manchester), Dyn đã gọi vốn được số tiền 88 triệu USD từ các nhà đầu tư như North Bridge Venture Partners và Pamplona Capital Management, trước khi trở thành thương vụ mua lại thứ 114 của Oracle. Trước đó, Oracle đã kịp thâu tóm hãng bảo mật cloud-computing Palerra và nhà cung cấp dịch vụ NetSuite với mức giá lên tới 9.3 tỷ USD.
Tham khảo: TechCrunh
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng