Chỉ nhờ một chiếc iPhone 6 và Internet, "ông chú" nông dân Trung Quốc trở thành ngôi sao mạng xã hội 82.000 người theo dõi
Nhờ công nghệ và các nền tảng phát sóng trực tiếp, nhiều nông dân Trung Quốc đã đổi đời và trở thành ngôi sao mạng xã hội thứ thiệt.
- Livestream ăn thằn lằn sống, rết độc để câu view, thanh niên Trung Quốc chết thảm khi vẫn đang phát trực tiếp
- Livestream ăn bạch tuộc tươi sống, vlogger Trung Quốc bị sinh vật này tấn công rách cả da mặt
- Nghề đang hot ở Trung Quốc: ‘Lao công’ online căng mắt xem livestream để dọn dẹp nội dung xấu, từ hút thuốc, xăm trổ đến ăn mặc mát mẻ
Nhờ công nghệ và các nền tảng phát sóng trực tiếp, nhiều nông dân Trung Quốc đã đổi đời và trở thành ngôi sao mạng xã hội thứ thiệt.
Trên ngọn đồi giữa những vườn cam ở ngoại ô Trương Gia Giới, Zhong Haihui từ một bác nông dân trở thành ngôi sao livestream của Trung Quốc. Năm 2017, hàng xóm hoang mang khi nhìn thấy ông đội mũ cao bồi, đứng trên tảng đá lớn, nói say sưa hàng giờ liền trước smartphone về hoa quả quê nhà.
2 năm sau, người nông dân 40 tuổi chứng kiến nhiều “đồng nghiệp” khác tham gia phát sóng trực tiếp để quảng bá và bán sản phẩm cho hàng triệu khách hàng cả nước. Trong cuộc phỏng vấn, ông Zhong hồi tưởng khi mới bắt đầu, mọi thứ đều rất ngượng ngùng nhưng nay đã khác.
Ông Zhong là một trong những nông dân đầu tiên tại Hồ Nam bán trái cây qua livestream, tiếp cận khách hàng khắp nơi thông qua nền tảng chia sẻ video Kuaishou và ứng dụng thương mại điện tử Taobao của Alibaba.
Ông có thêm năng lượng khi trò chuyện với người theo dõi trên mạng. Ông tự xưng là “chú”, còn gọi khán giả của mình là “bao bao” (cháu) – từ phổ biến trong giới livestream Taobao – nhằm tạo sự thân thiện.
Ông thường nói: “Chào mừng các cháu mới. Hãy nhấn theo dõi nếu chưa nhé. Hãy theo dõi chú và xem tiếp các món ăn hấp dẫn” xuyên suốt video. Không chỉ quảng bá hoa quả trong trang trại, ông còn giới thiệu cảnh quan xung quanh.
Chỉ trong vài giây, có hàng trăm người tham gia theo dõi video của ông. Ông cùng Xiaoqiang, đối tác 21 tuổi, trả lời mọi câu hỏi xuất hiện trên điện thoại, phần lớn về loại trái cây bán trong ngày hay khi nào họ bán hàng trở lại sau kỳ nghỉ. Khi ông nói phải tắt máy vài phút, khán giả còn nài nỉ ông trực tuyến thêm chút nữa.
Trước đây, ông Zhong làm việc tại một trạm xăng và trong nhà máy. Năm 2011, ông mở gian hàng trên Taobao, bán nông phẩm địa phương nhưng doanh thu không khả quan cho tới năm 2017 khi bắt đầu livestream.
Tất cả là nhờ vào các ứng dụng lớn tại Trung Quốc hỗ trợ nhiều dịch vụ để giúp người dùng gắn bó với nền tảng. Họ có thể mua sắm từ Kuaishou tương tự mua hàng trên Taobao, còn Taobao cũng cho phép livestream trên web.
Dù chưa có thống kê chính thức về số lượng nông dân làm livestream, cả Taobao và Kuaishou đều không ngừng thu hút mọi người kinh doanh trên các nền tảng của mình. Taobao đặt mục tiêu có 1.000 nông dân livestream tại 100 quận huyện vào năm nay, giúp mỗi người có thu nhập khoảng 10.000 nhân dân tệ hàng tháng.
Kuaishow ước tính nền tảng có hơn 1 triệu người dùng tại nông thôn, bán sản phẩm thông qua cả video ngắn và livestream. Họ kiếm được tổng cộng 19 tỷ nhân dân tệ năm 2018.
Trung Quốc chứng kiến livestream tăng trưởng bùng nổ năm 2016 với mức tăng 180% đạt 20,8 tỷ nhân dân tệ so với một năm trước đó. Các đơn vị cung cấp dịch vụ cũng kiếm được hàng tỷ nhân dân tệ từ tính phí với các streamer.
Một yếu tố khác góp phần giúp nông dân bán hàng qua livestream là nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm tại Trung Quốc, khiến nhiều người muốn xem trực tiếp nơi sản xuất thực phẩm mà họ tiêu thụ.
Ông Zhong đứng trên mỏm đá để livestream vì đây là điểm duy nhất có kết nối mạng ổn định
Ông Zhong cho biết đang mở rộng hoạt động trên Taobao thông qua hợp tác với các vườn cây ăn quả trên cả nước. Ông dự định livestream nhiều hơn với các đối tác này và vận chuyển hoa quả trực tiếp từ nông trại của họ. Ông cũng muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch trực tuyến cho Trương Gia Giới.
Dù vậy, thị trường livestream của Trung Quốc bắt đầu hạ nhiệt do chính sách quản lý gắt gao và người dùng mất dần sự quan tâm với các ngôi sao. Năm 2018, tổng số người dùng phát sóng trực tuyến tại đây giảm 6%, còn 396,8 triệu trong khi các danh mục dịch vụ trực tuyến khác đều tăng trưởng. Chẳng hạn, số người dùng dịch vụ taxi công nghệ tăng 40,9%.
Khi mọi người không còn nhiều hứng thú với các streamer chỉ biết hát và nhảy, họ chuyển sang đối tượng khác, đó chính là các nông dân. Khán giả tại các thành phố lớn mê mẩn cuộc sống làng quê được phát sóng trực tiếp trên mạng.
Nếu như ban đầu, Kuaishou gây tranh cãi vì toàn video ngớ ngẩn thì hiện tại, điều đó đã thay đổi. Các cô gái nông thôn đăng video nấu ăn trên núi, các gia đình sống tại cao nguyên Tứ Xuyên Tây Tạng đăng ảnh ăn tối trên mỏm đá hay những người đàn ông sống tại các thị trấn nhỏ đăng video bắt chước phim Avengers. Nhiều người mở gian hàng trên Kuaishou để bán đặc sản.
Kênh của ông Zhong đang có hơn 82.000 người theo dõi nhưng đây không phải con số dễ đạt được, đặc biệt với ai không quen xuất hiện trên camera hay quen thuộc với văn hóa Internet. Ông và đối tác phải nghiên cứu, dành nhiều thời gian xem các streamer khác và tự xem lại buổi phát sóng của mình. Họ phải thảo luận phải làm gì cho buổi phát sóng tiếp theo, ngay cả khi đã quá nửa đêm.
Trở về nhà sau khi đã livestream suốt 10 tiếng, ông cho biết bản thân không muốn nói một từ nào nữa. "Tôi cạn lời rồi", "ngôi sao" mạng xã hội chia sẻ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng