Chỉ phóng và thử nghiệm vệ tinh, SpaceX của Elon Musk kiếm tiền như thế nào? Tưởng không nhiều hóa ra nhiều không tưởng
Những tưởng SpaceX của Elon Musk chỉ có mỗi nhiệm vụ ngồi chơi và thử nghiệm tên lửa, nhưng hóa ra họ đang làm nên một mỏ vàng khổng lồ từ đây.
Được thành lập từ năm 2002 và vẫn đang sở hữu bởi Elon Musk, SpaceX là công ty tập trung vào hoạt động vận tải không gian và sáng tạo công nghệ. Mục tiêu của nó là sử dụng các tiến bộ công nghệ để thực hiện việc khám phá không gian vũ trụ với chi phí hiệu quả hơn và an toàn hơn. Còn mục tiêu tối thượng của Elon Musk đối với SpaceX? Thuộc địa hóa Sao Hỏa.
Nhưng cho đến nay, chiếc xe Tesla có nhiệm vụ đi đến Sao Hỏa vẫn chưa đến đích, còn SpaceX vẫn thường được biết tới với những thử nghiệm phóng tên lửa có thể tái sử dụng, bao gồm cả thành công lẫn thất bại. Mới đây nhất, công ty còn triển khai dự án Starlink, dùng vệ tinh để phủ sóng internet toàn cầu, tuy nhiên, dự án này vẫn chưa hoàn thành để thương mại hóa.
Điều này có thể làm những người quan tâm đến hoạt động của công ty tò mò: SpaceX kiếm tiền từ đâu để chi trả cho những lần thử nghiệm tên lửa này? Và họ đã kiếm được tiền hay chưa?
SpaceX kiếm tiền như thế nào?
Do SpaceX vẫn đang là công ty tư nhân, họ không phải chia sẻ các báo cáo tình hình kinh doanh với bất kỳ ai – trừ cơ quan thuế, vì vậy không ai biết chính xác câu trả lời cho câu hỏi này – ngoại trừ chính SpaceX.
Nhưng theo trang Motley Fool, SpaceX kiếm doanh thu từ hoạt động phóng vệ tinh lên quỹ đạo Trái Đất. Trong năm 2018, trang tin tài chính này dự tính SpaceX kiếm được 1,3 tỷ USD mỗi năm.
Nhưng người dùng Quora, Haseeb Ahmad, một kỹ sư điện tử, cho rằng SpaceX có thể còn kiếm được nhiều hơn nếu căn cứ vào hợp đồng trị giá 4,2 tỷ USD của công ty với NASA trong năm 2017 và 60 lần phóng tên lửa của họ (trị giá khoảng 7 tỷ USD).
Con tàu khổng lồ Starship dự tính được sử dụng để phóng tới Sao Hỏa.
Báo cáo của The Motley Fool cho biết: "Công ty tính phí cho các khách hàng thương mại với mức giá tiêu chuẩn 62 triệu USD mỗi lần phóng." Họ cũng tính phí cho khách hàng chính phủ "khoảng hơn 20 triệu USD cho các nhiệm vụ không gian phức tạp của chính phủ, ví dụ cung cấp cho trạm vũ trụ ISS, đưa các vệ tinh khoa học của Cơ quan quản lý khí tượng và Đại dương Mỹ NOAA lên quỹ đạo, hay phóng vệ tinh GPS cho Không quân."
Con số hàng tỷ USD này có lẽ chưa đủ để phản ánh được những gì SpaceX đang làm trong năm 2020, cũng như chưa kể đến số tiền hàng trăm triệu USD mà các nhà đầu tư rót vào SpaceX (ví dụ như Google, được cho đã đầu tư khoảng 900 triệu USD vào công ty này).
Theo Forbes, hiện SpaceX đã được định giá 32 tỷ USD vào năm 2018, đó là lý do vì sao phố Wall luôn thúc giục công ty niêm yết công khai trên sàn chứng khoán. Nếu vậy, ai cũng có thể mua cổ phiếu của họ cũng như biết rõ hơn về hoạt động kinh doanh của công ty.
Tàu vũ trụ chứa các vệ tinh phát internet phục vụ dự án Starlink của SpaceX.
Có thể thấy nhờ vào việc tạo ra các công nghệ không gian mới cho các khách hàng như NASA hay quân đội Mỹ, SpaceX đang có giá trị đến hàng tỷ USD và có thể trở thành một trong những công ty không gian thành công nhất trong lịch sử. Thậm chí nếu SpaceX có thể tạo ra các công nghệ để thuộc địa hóa Sao Hỏa, giá trị của nó sẽ đạt đến mức vô hạn định. Không khó hiểu tại sao những người có đầu óc kinh doanh đều muốn sở hữu một phần trong công ty này.
Tham khảo Distractify
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng