Chi tiết Futurewei - dự án bí mật hoạt động suốt 20 năm, ngốn hàng trăm triệu USD của Huawei vừa bị ông Trump xóa sổ, mọi thành quả về 0
Huawei luôn có tham vọng rất to lớn để phát triển tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, nước Mỹ đã không mở rộng vòng tay chào đón công ty này.
Dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của Huawei nhưng nhà cung cấp viễn thông lớn nhất thế giới cũng là hãng điện thoại thông minh lớn thứ 2 toàn cầu luôn muốn có được sự hiện diện lớn hơn ở Mỹ. Họ xem thị trường Mỹ là cơ hội tăng trưởng lớn cho mảng kinh doanh điện thoại thông minh và muốn bán các thiết bị công nghệ thông tin cho các công ty ở nước này.
Công cụ thể thực hiện tất cả những tham vọng đó là "Futurewei" – một nhóm nghiên cứu và phát triển riêng cho thị trường Mỹ của công ty.
Trên thực tế, Huawei vốn luôn được biết đến là công ty đầu tư mạnh vào R&D (nghiên cứu và phát triển), họ đã rót hàng trăm triệu USD cho Futurewei trong gần 2 thập kỷ qua. Trung tâm nghiên cứu này cho phép Huawei tiếp cận những nguồn lực dồi dào của nước Mỹ về đổi mới công nghệ khi mà họ không chỉ nhìn vào tốc độ tăng trưởng tại Mỹ mà còn là sự mở rộng ra thế giới và chuẩn bị trở thành đơn vị dẫn đầu về 5G.
Tuy nhiên tham vọng của công ty ở thị trường Mỹ đặc biệt là với Futurewei gần đây đã bị chậm lại do những trở ngại từ Nhà Trắng. Hàng loạt những lệnh cấm với Huawei được phía Mỹ đưa ra bao gồm: Cấm mua các linh kiện từ các nhà cung cấp Mỹ, công ty này cũng không được chuyển giao công nghệ cho những chi nhánh Huawei bên ngoài Mỹ.
Kết quả là, Futurewei đã sa thải nhiều nhân viên, đóng cửa văn phòng và mất đi hợp tác với nhiều đại học Mỹ.
Mặc dù một vài chuyên gia đã khuyên công ty nên rời khỏi hoàn toàn nhưng Huawei sẽ gặp rủi ro nếu như rút hoàn toàn khỏi Mỹ.
"Bạn không thể đoán được sẽ có những gì khi mà nó còn chưa xảy ra vì vậy chúng tôi không thể biết kết quả sẽ ra sao nếu như Huawei rời Mỹ", theo Scott Kennedy – một chuyên gia tư vấn hàng đầu.
Về phía mình, Huawei đã khẳng định rằng họ sẽ ổn nếu như buộc phải rời Mỹ nhưng đó rõ ràng không phải là con đường họ muốn.
"Huawei muốn gặp chính phủ Mỹ để giải quyết vấn đề nhưng rất khó để tìm được người chấp nhận đàm phán".
Hành trình 20 năm của Futurewei
Đầu năm 2000, Huawei đã đưa ra chiến lược "toàn cầu hóa" trong một nỗ lực nhằm chuyển từ hình ảnh một nhà cung cấp viễn thông Trung Quốc thành một đơn vị cung cấp dịch vụ di động toàn cầu. Đó là tinh thần thúc đẩy Huawei để hình thành nên văn phòng tại Plano ở Mỹ vào năm 2001 và bắt đầu xây dựng các trung tâm nghiên cứu phát triển trên khắp cả nước.
Năm 2011, Huawei đã đánh dấu kỷ niệm 10 năm có mặt tại Mỹ bằng việc mở một trung tâm nghiên cứu phát triển rộng 19.000 m2 tại California. Thời điểm đó công ty nói rằng họ đang tập trung phát triển "giải pháp viễn thông thế hệ mới cho khách hàng Mỹ trong khi vẫn ủng hộ nỗ lực nghiên cứu, phát triển toàn cầu của Huawei".
Tuy nhiên hoạt động kinh doanh trở nên khó khăn hơn cho Huawei tại Mỹ trong những năm gần đây sau khi phía Mỹ đã công bố báo cáo nói rằng công ty này có khả năng làm nguy hại cho an ninh quốc gia và bảo mật thông tin người dùng. Huawei thì một mực chối bỏ cáo buộc này.
Sự việc càng trở nên tồi tệ hơn khi vào tháng 5, phía Mỹ đã thêm Huawei và 69 chi nhánh của họ vào danh sách đen xuất khẩu, cấm các công ty Mỹ bán hàng cho họ mà không có giấy phép. Đây giống như một cú đấm vào Huawei, khiến họ không thể mua được linh kiện từ các nhà cung cấp Mỹ như Google và Intel.
Futurewei cũng ảnh hưởng trực tiếp. Điều này có nghĩa là những văn phòng của Futurewei ở Mỹ không thể chuyển giao tài sản trí tuệ hay bí mật thương mại cho trụ sở tại Trung Quốc. Hiện tại, những nghiên cứu và phát triển mới của công ty không thể được ứng dụng để tạo ra những sản phẩm mới cho Huawei.
Tháng trước, Huawei đã sa thải 600 nhân viên Futurewei – một nửa trong tổng lượng nhân viên của họ ở Mỹ và đóng cửa 7 văn phòng.
Tương lai Futurewei ra sao?
Nhân viên Futurewei hiện sẽ tập trung vào những dự án sắp hoàn thiện, theo Tim Danks, chủ tịch phòng hợp tác và điều phối rủi ro của Huawei. Hiện tại, tài sản trí tuệ của những dự án này sẽ vẫn ở Mỹ chờ công ty có cơ hội thỏa hiệp với Nhà Trắng.
Tuy nhiên khả năng này ít xảy ra.
"Có lẽ họ đang hy vọng chính quyền Washington sẽ thay đổi chính sách nhưng tôi nghĩ điều đó rất khó xảy ra".
Danks không tiết lộ xem liệu Huawei có tiếp tục rót tiền vào những dự án nghiên cứu tại Mỹ trong tương lai hay không. Nhưng trong năm 2018, Futurewei đã nhận 500 triệu USD và họ từng công bố kế hoạch rót 600 triệu USD trong năm 2019 trước khi bị cho vào danh sách đen.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng