Chi tiết thiết kế Mac Pro 2019, sản phẩm cuối cùng của Jony Ive tại Apple

    Chíp,  

    Những thiết kế mà người ta mang ra đàm tiếu thực chất lại có ý nghĩa và rất hữu dụng.

    Đầu tháng này, Apple tổ chức hội nghị nhà phát triển thường niên, WWDC, tại San Jose. Trong buổi khai mạc, bên cạnh trình làng các phần mềm tập trung vào nhà phát triển, Apple còn ra mắt hai phần cứng đáng chú ý là Mac Pro 2019 và màn hình Pro Display XDR.

    Chi tiết thiết kế Mac Pro 2019, sản phẩm cuối cùng của Jony Ive tại Apple - Ảnh 1.

    Mac Pro 2019 và màn hình Pro Display XDR

    Mac Pro mới sẽ chiếm vị trí cao nhất trong dòng máy tính Mac. Thiết bị tiền nhiệm của nó, Mac Pro thế hệ thứ 2 ra mắt năm 2013, hay còn gọi là Mac Pro thùng rác, mặc dù rất đẹp và độc đáo nhưng lại thất bại về mặt doanh số. Thiết kế hình trụ tròn ấy thay thế cho thiết kế dạng case mô-đun, có thể nâng cấp dễ dàng mà Apple đã làm trong hàng thập kỷ. Mặc dù bóng bẩy và nhỏ gọn nhưng Mac Pro 2013 có quá ít không gian cho việc nâng cấp.

    Chi tiết thiết kế Mac Pro 2019, sản phẩm cuối cùng của Jony Ive tại Apple - Ảnh 2.

    Mac Pro đời đầu bên cạnh Mac Pro 2013

    Trong năm 2017, Apple đã xin lỗi người dùng và thừa nhận rằng thiết kế của Mac Pro 2013 không hề tối ưu. "Táo khuyết" cũng tiết lộ rằng họ đang phát triển một mẫu Mac Pro hoàn toàn mới với thiết kế dạng mô-đun.

    Và đó chính là mẫu Mac Pro mà chúng ta thấy hồi đầu tháng. Mac Pro 2019 đem thiết kế dạng case hình chữ nhật trở lại và lấy cảm hứng từ rất nhiều sản phẩm trước đây của Apple. Đây cũng là một trong những sản phẩm cuối cùng của Giám đốc Thiết kế Jony Ive trước khi ông tuyên bố rời Apple hôm thứ 5 (27/6) vừa rồi.

    Mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết thiết kế của Mac Pro 2019, di sản cuối cùng mà Jony Ive để lại cho Apple:

    Vỏ và khung máy

    Nhìn thoáng qua, chúng ta sẽ chỉ để ý tới phần tay cầm và chân đế bằng thép không gỉ cỡ lớn nhô ra.

    Chi tiết thiết kế Mac Pro 2019, sản phẩm cuối cùng của Jony Ive tại Apple - Ảnh 3.

    Ở mặt trên, có một chiếc khóa hình bán nguyệt với nhiệm vụ giúp bạn tách phần vỏ ra khỏi khung máy. Thao tác này rất đơn giản, bạn chỉ cần lật chiếc khóa lên, xoay nửa vòng tròn theo chiều ngược kim đồng hồ để mở khóa và sau đó móc tay vào chính vòng khóa bán nguyệt để nhấc phần vỏ lên.

    Sau khi phần vỏ được tách ra, toàn bộ linh kiện bên trong đều có thể tiếp cận, thay thế, lắp thêm hoặc sửa chữa khi cần. Không có bất cứ con ốc hay ngàm, lẫy nào, mọi thứ rất đơn giản nhưng lại hoạt động trơn tru, dễ dàng.

    Chi tiết thiết kế Mac Pro 2019, sản phẩm cuối cùng của Jony Ive tại Apple - Ảnh 4.

    Toàn bộ phần vỏ được làm bằng nhôm được cắt bằng máy CNC, mạ màu và làm mịn bằng phương thức thổi cát. Nó rất bền chắc và có thể đặt đứng riêng trên bàn khi không lắp vào khung máy. Tuy nhiên, mặt trước và mặt sau của nó được cắt lỗ theo một phương thức đặc biệt giúp luồng khí có thể di chuyển qua. Chúng ta sẽ nói thêm về điều này ở phần sau.

    Bên trong, tất cả các linh kiện được gắn trực tiếp vào khung thép không gỉ đã được đánh bóng. Tay cầm và chân đế là một phần của toàn bộ khung máy và chúng nhô ra khỏi phần vỏ giúp Mac Pro đứng vững trên mặt phẳng cũng như dễ dàng di chuyển khi cần.

    Chi tiết thiết kế Mac Pro 2019, sản phẩm cuối cùng của Jony Ive tại Apple - Ảnh 5.

    Đây không phải lần đầu Apple dùng phương pháp thiết kế gắn tất cả linh kiện vào khung và bao bọc bằng một tấm vỏ duy nhất.

    Power Mac G4 Cube, ra mắt năm 2000 và khai tử năm 2001, là mẫu máy tính Mac đầu tiên có thiết kế này. Các linh kiện bên trong Cube có thể dễ dàng truy cập bằng cách lật ngược nó lên và kéo ra bằng phần tay cầm.

    Chi tiết thiết kế Mac Pro 2019, sản phẩm cuối cùng của Jony Ive tại Apple - Ảnh 6.

    Tản nhiệt

    Tản nhiệt trên Mac Pro 2019 cũng được lấy cảm hứng từ một sản phẩm cũ của Apple là Power Mac G5. Mẫu máy tính dạng case hình chữ nhật ra mắt năm 2003 này thậm chí còn giống cái bào phô mai hơn cả Mac Pro 2019.

    Bên trong G5 được chia thành 4 vùng tản nhiệt khác nhau bằng các sử dụng các vách ngăn và tấm nhựa điều hướng không khí. Trong mỗi vùng, một chiếc quạt tốc độ chậm sẽ hút không khí vào từ mặt trước và đi qua các linh kiện, qua phần tản nhiệt. Sau đó khí nóng sẽ được đẩy ra phía sau.

    Thời điểm đó, thiết kế của G5 được coi là đột phá so với các đối thủ mà về cơ bản chỉ có 1 vùng tản nhiệt lớn.

    Việc tách không gian lớn thành những vùng nhỏ giúp mỗi vùng có thể được theo dõi và làm mát riêng biệt. Quạt sẽ chỉ cần quay khi linh kiện cụ thể trong vùng mà nó chịu trách nhiệm bị nóng. Nhờ thiết kế này, máy tính sẽ tạo ra ít tiếng ồn hơn và khả năng làm mát cũng hiệu quả hơn.

    Chi tiết thiết kế Mac Pro 2019, sản phẩm cuối cùng của Jony Ive tại Apple - Ảnh 7.

    Trên Mac Pro 2019, Apple sử dụng một tấm kim loại mà họ gọi là Sea wall và chính bo mạch chủ để chia không gian bên trong thành 2 khu vực tản nhiệt. Khu vực lớn hơn nằm ở phía trước bo mạch sẽ được trang bị 3 chiếc quản cánh lớn hút khí mát từ phía trước, đưa qua tản nhiệt CPU và các phần card mở rộng sau đó đi ra bên ngoài từ phía sau.

    Chi tiết thiết kế Mac Pro 2019, sản phẩm cuối cùng của Jony Ive tại Apple - Ảnh 8.

    Ở khu vực đối diện, một chiếc quạt dạng thổi sẽ đưa không khí mát qua bộ nhớ RAM, ổ SSD và nguồn trước khi đẩy ra ngoài.

    Chi tiết thiết kế Mac Pro 2019, sản phẩm cuối cùng của Jony Ive tại Apple - Ảnh 9.

    Đế màn hình giá 1.000 USD

    Chi tiết thiết kế Mac Pro 2019, sản phẩm cuối cùng của Jony Ive tại Apple - Ảnh 10.

    Mặc dù có mức giá cao nhưng không thể phủ nhận chiếc chân đế màn hình Pro Stand của Apple là một tuyệt tác kỹ thuật. Nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng bên trong phần cánh tay đòn của nó có các khớp nối giúp màn hình có thể thay đổi vị trí dễ dàng theo chiều dọc trong khi vẫn giữ góc nhìn song song với vị trí ban đầu. Màn hình cũng được gắn một cách dễ dàng vào chân đế Pro Stand bằng nam châm và có thể xoay ngang khi cần.

    Chi tiết thiết kế Mac Pro 2019, sản phẩm cuối cùng của Jony Ive tại Apple - Ảnh 11.

    Các chân đế gắn màn hình rẻ tiền thường khiến người dùng khó chịu khi không ổn định hoặc khó điều chỉnh vào đúng vị trí cần thiết. Tạo ra một chiếc chân đế tối giản, bóng bẩy nhưng phải chắc chắn và dễ di chuyển màn hình là một điều không dễ và đương nhiên giá của những sản phẩm như thế cũng không rẻ.

    Chi tiết thiết kế Mac Pro 2019, sản phẩm cuối cùng của Jony Ive tại Apple - Ảnh 12.

    iMac G4

    Màn hình Pro Display XDR cũng không phải là sản phẩm đầu tiên của Apple có chân đế với cánh tay đòn như thế này. iMac G4 ra mắt năm 2002, chiếc iMac màn hình phẳng đầu tiên, có màn hình nối với thân máy bán cầu bằng một cánh tay đòn. Cánh tay đòn này bền chắc tới nỗi Apple khuyên người dùng sử dụng nó làm tay cầm nếu cần di chuyển chiếc iMac G4.

    Lưới thông gió như cái "bào phô mai"

    Thiết kế lưới thông gió phía trước và phía sau Mac Pro 2019 và phía sau màn hình Pro Display XDR của Apple nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người nghĩ rằng trông nó quá xấu. Những người mắc hội chứng sợ lỗ còn chẳng dám nhìn vào nó.

    Chi tiết thiết kế Mac Pro 2019, sản phẩm cuối cùng của Jony Ive tại Apple - Ảnh 13.

    Nhưng một số người lại nghĩ nó khá đẹp, trông giống như tác phẩm nghệ thuật của nhà điều khắc kiêm kiến trúc sư Erwin Hauer vậy. Tuy nhiên, sẽ rất sai lầm nếu nghĩ rằng Apple tạo ra thiết kế này chỉ cho đẹp.

    Chi tiết thiết kế Mac Pro 2019, sản phẩm cuối cùng của Jony Ive tại Apple - Ảnh 14.

    Một trong những tác phẩm của Erwin Hauer

    Apple quyết định chọn kiểu thiết kế này vì nó hữu dụng trong khi vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. Nó giải quyết một vấn đề mà Apple từng gặp phải với phần chiếu nghỉ tay trên MacBook Air và MacBook Pro nguyên khối vào năm 2008. Về cơ bản, Apple đã tìm ra lời giải cho bài toán làm thế nào để loại bỏ phần lớn tấm kim loại mà không ảnh hưởng tới cấu trúc của nó.

    "Phần chiếu nghỉ tay này là xương sống của toàn bộ sản phẩm. Thông thường, khi bạn có một chiếu nghỉ tay mà vẫn cắt một lỗ lớn (dành cho bàn phím), độ bền và sự toàn vẹn của cấu trúc sẽ bị phá hỏng. Chúng tôi phát hiện ra là thay vì một lỗ lớn, tạo ra một loạt lỗ nhỏ sẽ giúp đảm bảo sự nguyên vẹn của cấu trúc", Jony Ive chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.

    Chi tiết thiết kế Mac Pro 2019, sản phẩm cuối cùng của Jony Ive tại Apple - Ảnh 15.

    Về cơ bản, thay vì cắt một lỗ lớn cho bàn phím (như trên các dòng máy tính Mac trước đây), trên MacBook Air và MacBook Pro 2008, Apple đã cắt những lỗ riêng cho từng phím. Phần khung còn lại giữa các phím giúp bảo toàn cấu trúc của phần chiếu nghỉ tay.

    Apple sử dụng một cách tiếp cận tương tự cho phần lỗ thông gió trên Mac Pro 2019. Một mảng đầu mài hình cầu được sắp xếp theo hình lục giác sẽ cắt vào từng mặt của tấm nhôm ở vị trí so le nhau. Phần giao nhau của các vết cắt hình cầu sẽ tạo ra khoảng trống cho không khí lưu thông qua. Quá trình cắt này loại bỏ 50% vật liệu của tấm nhôm nhưng cấu trúc còn lại vẫn bền, và thoáng khí.

    Chi tiết thiết kế Mac Pro 2019, sản phẩm cuối cùng của Jony Ive tại Apple - Ảnh 16.

    Phương pháp mà Apple đưa ra nhằm xử lý mọi vấn đề trong khi đảm bảo các chức năng của sản phẩm đều có hiệu quả cao nhất thực sự rất tinh tế.

    Rõ ràng để tối ưu hóa luồng không khí đi qua và độ bền của cấu trúc Apple đã phải trải qua quá trình thử nghiệm vất vả, kéo dài nhằm tìm ra độ sâu của vết cắt hình cầu, mức độ giao thoa giữa các vết cắt của 2 bên, tỷ lệ đường kính của khoảng không ở giữa... Không biết là các chuyên gia của Apple đã phải thử bao nhiều lần mới có được thông số kỹ thuật tối ưu nhất.

    Máy tính Mac đầu tiên có bánh xe

    Chi tiết thiết kế Mac Pro 2019, sản phẩm cuối cùng của Jony Ive tại Apple - Ảnh 17.

    Không phải mọi thứ trên Mac Pro 2019 đều lấy cảm hứng từ thiết bị trong quá khứ. Đây thực sự là máy tính Mac đầu tiên hỗ trợ bánh xe. Apple đã thiết kế một bộ bánh xe xoay bằng thép không gỉ cho những ai muốn dùng chúng để thay thế cho bộ chân đế.

    Kết

    Với chiếc Mac Pro mới này, Apple đã quay trở lại làm những gì họ làm tốt nhất bằng cách cân bằng những công thức chuẩn và những gì họ từng thử với công nghệ và kỹ thuật mới.

    Mẫu máy tính này có thể không dành cho đại đa số người dùng nhưng nó khẳng định lại cam kết của Apple với mảng máy tính để bàn. Tuy nhiên, đáng buồn là nó lại giống như một lời chia tay của huyền thoại thiết kế Jony Ive khi mới đây ông đã tuyên bố rời khỏi Apple.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày