VNPT sẽ tái cấu trúc thành 3 tổng công ty chính là VNPT-NET, VNPT-Vinaphone và VNPT-Media.
Hai trên ba mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam hiện nay là Vinaphone và Mobifone hiện đang nằm dưới sự quản lý của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – VNPT.
Trong khi đó, theo quy định hiện hành, một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông.
Xuất phát từ quy định trên, từ lâu vấn đề sáp nhập Vinaphone – Mobifone hay là tách 1 trong 2 doanh nghiệp trên đã là một câu hỏi lớn.
Theo một phương án trình lên Chính phủ thì có khả năng Mobifone sẽ được tách ra khỏi VNPT chuyển về Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý giống như trường hợp tách Tổng Công ty Bưu điện khỏi VNPT cách đây không lâu.
Đây có thể chưa phải phương án cuối cùng. Việc tái cấu trúc như VNPT như thế nào phải chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Dưới đây là một số điểm chính trong phương án:
Mobifone thành Tổng Công ty Viễn thông Mobifone
Theo đó, quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Mobifone sẽ được điều chuyển từ VNPT về Bộ Thông tin và Truyền thông; tổ chức lại thành Tổng Tổng công ty Viễn thông Mobifone và thực hiện cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Không chỉ tách khỏi VNPT, Mobifone còn được tiếp quản Hệ thống vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2 và Công ty tài chính Bưu điện.
Một số doanh nghiệp mà VNPT có tham gia góp vốn cũng sẽ được chuyển về Mobifone để thực hiện thoái vốn theo quy định của pháp luật. Một số doanh nghiệp trong số này có SACOM, SPT, Vinacap, VNPT Epay, Nhiệt điện Dầu khí Nhơn Trạch 2….
VNPT thành lập một số tổng công ty trực thuộc
Cùng với việc tách Mobifone ra khỏi VNPT thì VNPT sẽ tái cấu trúc một số đơn vị thành viên thành các Tổng Công ty quản lý 3 lĩnh vực chính là Hạ tầng mạng, Dịch vụ Viễn thông và Truyền thông.
Tổng Công ty Hạ tầng mạng VNPT-NET là đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ VNPT. Được xây dựng trên cơ sở một bộ phận khối quản lý viễn thông và CNTT, đầu tư, quản lý dự án thuộc cơ quan Tập đoàn, toàn bộ hạ tầng mạng lưới của Công ty Viễn thông liên tỉnh VTN, Công ty Viễn thông quốc tế VNPT International, Công ty Dịch vụ Viễn thông (Vinaphone) và các viễn thông tỉnh thành phố.
63 viễn thông tỉnh thành phố (VNPT Tỉnh – Thành phố) là các chi nhánh của VNPT, hạch toán phụ thuộc.
Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT-Vinaphone): thực hiện chức năng quản lý, điều hành kinh doanh dịch vụ viễn thông thống nhất trong toàn tập đoàn VNPT. Tổng Công ty này được hình thành trên cơ sở bộ phận kinh doanh của các đơn vị: khối cơ quan tập đoàn; Công ty dịch vụ Viễn thông (Vinaphone), Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC), Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN), một phần bộ phận kinh doanh của VNPT International và các viễn thông tỉnh, thành phố.
Tổng Công ty Truyền thông (VNPT-Media): được hình thành trên cơ sở Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC, các đơn vị kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của VDC và Trung tâm thông tin và quan hệ công chúng (IPC). VNPT-Media thực hiện chức năng kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin , truyền thông đa phương tin và các dịch vụ giá trị gia tăng.
VNPT cũng sẽ tiếp tục nắm phần vốn tại một số đơn vị thành viên như VNPT Technology, VMG Media, CT-IN… Ngoài ra, VNPT sẽ phải thoái toàn bộ vốn tại Ngân hàng Hàng Hải.
Theo KAL
Cafebiz.vn
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng