Một ngày nào đó, bạn có thể thấy những con bồ câu mặc áo blouse trắng làm việc trong bệnh viện.
Một nghiên cứu khiến nhiều bác sĩ chuẩn đoán hình ảnh lo lắng, chim bồ câu có khả năng thay thế họ để nhận dạng mô sinh thiết ác tính của bệnh nhân ung thư mà bệnh viện thì không phải trả lương cho chúng.
Giáo sư Richard Levenson đến từ Đại học California, Davis cho biết nhóm nghiên cứu của ông đã thực hiện thí nghiệm với 16 con chim bồ câu để phân biệt hai mô tế bào vú lành tính và ác tính. Các con chim bồ câu sẽ được đặt trước một màn hình thể hiện ảnh phóng đại dưới kính hiển vi của các mô tế bào vú.
Một nửa số bồ câu sẽ được khen thưởng khi chọn hình ảnh của tế bào ung thư. Nửa còn lại được khuyến khích chọn hình ảnh của mô lành tính. Quá trình đào tạo này diễn ra với nhiều nhóm bồ câu và nhiều chế độ phân giải, màu sắc của ảnh. Sau đó, Levenson và nhóm của ông sẽ đưa chúng vào các bài thử nghiệm thực tế mà kết quả không biết trước. Nghiên cứu đã được công bố trên PloS ONE vào tuần trước.
Một con chim bồ câu trong thí nghiệm.
“Chim bồ câu đã có một quá trình học tập rất tốt, khi tôi cho chúng xem một tập hoàn toàn mới các hình ảnh của mô lành tính và ung thư, lũ chim đã xác định chúng một cách chính xác”, Levenson nói. “Sự chính xác trong những chuẩn đoán của chim bồ câu, cũng giống con người, bị ảnh hưởng bởi màu sắc và độ phân giải ảnh”.
Càng trải qua một quá trình huấn luyện dài, khả năng của những con chim bồ câu càng gia tăng. Vào cuối ngày đầu tiên, chúng đã có thể xác định chính xác 50% các mô bệnh. 15 ngày sau, tỷ lệ chuẩn đoán đúng lên đến 85%. Bài báo được công bố cho biết “đây là một nhiệm vụ có thể gây rối cho con người. Trong khi đó, bồ câu ngày càng chứng tỏ khả năng của mình trong việc nhận diện các tệp hình ảnh ở các độ phóng đại khác nhau”.
Trong so sánh với quá trình đào tạo một trợ lý, Levenson nói “ Tôi đã thử đào tạo một người trợ lý trong một giờ với các chỉ dẫn bằng lời và cả hình ảnh trực quan. Những con chim đã được đào tạo vài ngày trước đó sẽ thắng anh ấy”.
Hình ảnh mô lành tính và ác tính ở các độ phóng đại khác nhau trong thí nghiệm.
Giáo sư Edward Wasserman, một đồng tác giả nghiên cứu đến từ Đại học Iowa nói thêm “Những nghiên cứu trong suốt 50 năm qua cho thấy khả năng của chim bồ câu trong việc phân biệt biểu cảm trên nét mặt con người, chữ cái, viên nang thuốc biến dạng và thậm chí là tranh của Monet và Picasso. Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy chúng có khả năng phân biệt cả các mô bệnh học với hiệu suất cao, ổn định và tốc độ nhanh chóng”.
Một điều đáng lưu ý, nếu có thể sử dụng một tổ hợp lớn chim bồ câu cùng đánh giá một mẫu bệnh phẩm, các tác giả khẳng định rằng độ chính xác sẽ đạt tới 99%. “Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng chim bồ câu có thể được sử dụng thay thế cho con người trong việc nhận dạng hình ảnh y tế. Điều này có thế giải quyết được vấn đề tuyển dụng, thanh toán và giữ chân các bác sĩ cảm thấy nhàm chán với công việc chuẩn đoán hình ảnh”.
Mặc dù vậy, chưa có một bệnh viện nào xác nhận sẽ thử nghiệm và “tuyển dụng” những con chim bồ câu để chuẩn đoán hình ảnh y tế liên quan đến ung thư vú. Rõ ràng đó là một điều tương đối mạo hiểm. Nhóm nghiên cứu của Levenson cần nhiều công trình thuyết phục hơn nữa nếu muốn biến tưởng tượng của ông thành hiện thực, một bệnh viện với những con chim bồ câu mặc áo blouse trắng mổ vào màn hình.
Tham khảo Iflscience
Bé gái 1 tuổi thoát bệnh ung thư máu nhờ liệu pháp sử dụng tế bào miễn dịch nhân tạo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng