Trong 18 tháng qua, các nhà lập pháp Vương quốc Anh đã điều tra Facebook và họ cho rằng Facebook cũng như các mạng truyền thông xã hội lớn khác nên có những quy định quản lý cụ thể.
Một nguồn tin hôm thứ Hai cho biết sau nhiều năm tự hoạt động, các công ty này không thể bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng, thậm chí họ còn để phát tán các thông tin sai lệch.
Chính phủ Anh muốn có luật cụ thể để quản lí những công ty như Facebook
Ủy ban Kỹ thuật, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao (DCMS) của Quốc hội Anh đề nghị thành lập một cơ quan quản lý độc lập (như Ofcom của Anh hoặc FCC) và phải ban hành một bộ quy tắc đạo đức bắt buộc đối với các công ty truyền thông xã hội.
Cơ quan quản lý cần có quyền hạn hợp pháp, chẳng hạn như khả năng phạt các công ty này nếu họ không hành động đối với nội dung độc hại hoặc bất hợp pháp trên nền tảng của họ. Đây là một trách nhiệm mà Facebook và các công ty khác đã né tránh từ lâu.
DCMS cho biết: "Các công ty truyền thông xã hội không thể che giấu mọi thứ đằng sau tuyên bố họ chỉ là một nền tảng và vì thế họ không có trách nhiệm trong việc điều chỉnh nội dung trang web của họ".
Ủy ban này cũng đề xuất chỉnh sửa luật bầu cử để xác định một cách rõ ràng những ai sẽ trả tiền cho các chiến dịch chính trị trên nền tảng kỹ thuật số.
Tính minh bạch trong quảng cáo chính trị là điều mà Facebook đang thực hiện, nhưng nó không hoàn hảo.
Ủy ban cũng chỉ trích Facebook vì các hoạt động chia sẻ dữ liệu của mình. Facebook đã truy cập sâu hơn vào dữ liệu người dùng và chia sẻ chúng cho các đối tác có thỏa thuận đặc biệt với Facebook và điều này vi phạm quyền riêng tư.
Cơ quan này cho biết: "Từ các tài liệu vụ án Six4Three, rõ ràng việc chi một khoản tiền đáng kể cho Facebook được xem như một điều kiện để duy trì quyền truy cập ưu tiên vào dữ liệu cá nhân. Đây là một phần trong chiến lược phát triển nền tảng của công ty khi nắm lấy thế giới quảng cáo trên thiết bị di động".
Họ cũng không hài lòng với Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg, cáo buộc anh "thể hiện sự không tôn trọng với Ủy ban (DCMS)" sau những gì mà anh nói tại phiên điều trần vào tháng 11 năm ngoái.
Chủ tịch DCMS, Damian Collins MP, nói: "Bằng chứng được phát hiện bởi Ủy ban của tôi cho thấy anh ta vẫn còn câu hỏi để trả lời nhưng tiếp tục né tránh chúng, từ chối trả lời trực tiếp lời mời của chúng tôi".
Trong một tuyên bố với Mashable qua email, Karim Palant, giám đốc chính sách công của Facebook tại Vương quốc Anh cho biết công ty đã chia sẻ "mối quan ngại về tin tức giả và tính toàn vẹn khi tổ chức bầu cử" của Ủy ban và rất vui vì đã đóng góp "đáng kể" cho ủy ban. Ông nói: "Chúng tôi sẵn sàng tuân thủ các quy định có ý nghĩa và hỗ trợ khuyến nghị của ủy ban về cải cách luật bầu cử ... Chúng tôi cũng hỗ trợ hiệu quả luật riêng tư nhằm giúp các công ty đạt tiêu chuẩn cao trong việc sử dụng dữ liệu và minh bạch cho người dùng".
Palant cho biết Facebook vẫn còn nhiều việc phải làm nhưng họ đã thay đổi rất nhiều so với cách đây một năm.
Ông cho biết công ty đã tăng gấp ba lần nhóm nghiên cứu phát hiện nội dung xấu, cũng như đầu tư vào máy học và trí tuệ nhân tạo để phát hiện các hành vi đi ngược lại chính sách của Facebook.
Tuần trước, Washington Post cho biết Facebook phải đối mặt với khoản tiền phạt hàng tỷ USD từ Ủy ban Thương mại Liên bang về các vi phạm quyền riêng tư.
Có vẻ như các chính phủ Anh, Mỹ và nhiều nước khác đã bắt đầu mạnh tay hơn đối với hành vi vi phạm quyền riêng tư của các công ty như Faceboook.
Tham khảo: Mashable
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng