Chính quyền Trung Quốc: Chuyên gia “ươm mầm khởi nghiệp” hàng đầu thế giới
Từ hệ thống pháp lý của trung ương cho đến đặc khu kinh tế của địa phương, vô số tập đoàn Trung Quốc ngày nay đã và đang đủ sức “làm mưa làm gió” trên cả thị trường quốc tế nhờ vào một "hậu phương" vững chắc.
Vườn ươm khởi nghiệp
So với Hoa Kỳ và nhiều nước khác, chính quyền Trung Quốc rất "năng nổ" hỗ trợ các tập đoàn công nghệ, từ định hướng trong quá trình Nghiên cứu & Phát triển, cho đến hỗ trợ nguồn lực để vận hành một cách trơn tru và hiệu quả.
Tuy được đánh giá là một "vùng đất hứa", nhưng chính quyền Mỹ hiện tại vẫn áp dụng phong cách lãnh đạo Laissez-faire (Tự do Phóng nhiệm), chỉ tiến hành trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp đang trên vực phá sản, và chỉ khuyến khích cạnh tranh giữa nhiều thương hiệu trong cùng một phân khúc bằng hệ thống pháp luật phù hợp.
Tổng hợp các startup "kỳ lân" tính đến năm 2017
Tuy nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp hoặc ngành nghề nào cũng được chính quyền Trung Quốc trực tiếp hỗ trợ. Các lãnh đạo luôn xem xét các xu hướng nào đang chiếm ưu thế trong nền kinh tế hiện tại trước khi giang tay trợ giúp.
Điển hình là các start-up đang hướng tới một thị trường ngách hoặc thị trường "đại dương xanh", chính phủ Trung Quốc sẽ xem xét thay đổi hệ thống pháp luật (nếu cần) để tạo điều kiện cho các ý tưởng này "đấu đá" trực tiếp với nhau.
Sau đó, một (hoặc một vài) thương hiệu đang chiếm ưu thế hoặc có tiềm năng vượt trội sẽ được chính phủ Trung Quốc trực tiếp "chống lưng", trở thành đầu tàu của cả một ngành mũi nhọn.
Chẳng hạn như công nghệ blockchain, dù ra sức "ngăn cấm" sự phát triển của tiền số vào năm 2017, chính phủ Trung Quốc vẫn công nhận tầm quan trọng của blockchain và cho ra đời hàng loạt "thành phố Blockchain" với nguồn quỹ dồi dào.
Không lâu sau đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã trở thành một trong những đơn vị sở hữu nhiều bằng sáng chế blockchain nhất trên thế giới. Nhận thấy tiềm năng mở rộng, chính phủ Trung Quốc còn chủ động hợp tác với các tập đoàn lớn như Tencent và Alibaba, khuyến khích các "đại gia" này đầu tư thêm vào blockchain để nâng cao vị thế của cả Trung Quốc.
Chiến thuật này giúp cả trung ương, địa phương và các bên tư nhân phối hợp rất "ăn ý" với nhau, bắt đầu từ hệ thống pháp lý trung ương, tiếp theo là các đặc khu kinh tế, vốn và nguồn lực của địa phương, và kết quả là vô số tập đoàn gốc Trung Quốc đủ sức "làm mưa làm gió" trên thị trường quốc tế.
Nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại rằng việc "kiểm soát" nguồn lực như Trung Quốc sẽ khiến thị trường mất đi yếu tố cạnh tranh, nhưng trên thực tế điều này chưa chắc đã đúng.
Vì ngay tại trong một nước, các chính quyền địa phương đã phải liên tục cạnh tranh với nhau để thu hút những tập đoàn "có lời" nhất.
Không những thế, ngoài cạnh tranh trực tiếp lẫn nhau để "giành giật" thị trường, các doanh nghiệp tư nhân còn phải chứng minh được giá trị để nhận hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Nổi bật hơn cả là Zhongguancun, được mệnh danh là "thung lũng Silicon Trung Quốc". Với sự hỗ trợ "nhiệt tình" từ chính quyền sở tại, Zhongguancun đã cho ra đời hơn 50% "kỳ lân" công nghệ của Trung Quốc, trong đó có Meituan Dianping (được định giá 54 tỷ USD) và Didi Chuxing (đang hướng đến tổng giá trị 80 tỷ USD cho đợt IPO sắp tới).
Alibaba và thành công từ chính phủ
Nhiều người bất ngờ khi biết Jack Ma là đảng viên Cộng sản
Không chỉ thẳng thừng "cấm" hoạt động của nhiều doanh nghiệp, Trung Quốc còn bảo hộ các thương hiệu nội bằng cách liên tục gây khó dễ cho các thương hiệu nước ngoài đang hoạt động, tạo điều kiện cho các thương hiệu trong nước.
Chúng ta có thể dễ dàng thấy điều này qua con đường lớn mạnh của Alibaba.
Từ những ngày đầu hoạt động trong mảng Thương mại điện tử, Trung Quốc đã tạo mọi điều kiện cho Taobao và Tmall phát triển và biến đây thành một cổng giao dịch có giá trị hàng triệu USD cho bộ máy công quyền.
Không những thế, các cơ quan quản lý ở Trung Quốc còn "ngó lơ" hàng loạt nhãn hiệu "sao chép" trên Alibaba và Taobao. Với sự hỗ trợ khổng lồ trên, Alibaba nhanh chóng trở thành một thế lực mới trên thị trường, buộc ông lớn Amazon phải mua lại Joyo.com vào năm 2004 để cạnh tranh, tương tự như thế, Walmart cũng phải mua lại Yihaodian để duy trì vị thế đối trọng với Alibaba.
Nhưng thương mại điện tử không vẫn chưa đủ, Alibaba mong muốn nắm được tất cả thông tin khách hàng trong tay, với mục tiêu tạo dựng một "hệ sinh thái" cho người dùng Trung Quốc.
Alibaba khẳng định tầm quan trọng của "dữ liệu"
Bắt đầu với mạng xã hội, Alibaba tuy không phải là tên tuổi đầu tiên trong ngành nhưng vẫn nhanh chóng nắm trong tay lượng khách hàng đáng kể khi mua lại trang "mini blog" Sina Weibo. Bước đi này sẽ hoàn toàn không khả thi nếu như các thương hiệu mạng xã hội lớn nhất thế giới (Facebook và Twitter) được phép hoạt động tại Trung Quốc.
Điều tương tự cũng xảy ra với truyền thông, vì Youtube bị cấm trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, Alibaba nhanh chóng tạo được một kênh truyền thông của riêng mình thông qua thương vụ với Huayi Brothers Media và Youku Tudou - một hãng phim và một trang web chia sẻ video không khác gì Youtube.
Với thị trường nội địa "mênh mông", Alibaba không chỉ nhanh chóng trở thành thế lực trong nước mà còn dùng "sân nhà" để làm bàn đạp chiếm lĩnh thị trường toàn cầu.
Việt Nam có 30 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng toàn diện trên mọi lĩnh vực nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và còn nhiều khó khăn, hạn chế. Động lực tăng trưởng dựa vào tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ, tăng vốn đầu tư, … không còn nhiều dư địa trong nền kinh tế số. Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn hiện hữu. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu năm 2030 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập trung bình cao, Việt Nam có nền kinh tế hiện đại, năng động, phát triển nhanh, bền vững, độc lập tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế cần có động lực tăng trưởng mới có tính đột phá.
Để góp phần phát triển các giải pháp đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức "Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam 2019", sẽ diễn ra vào Thứ 5, ngày 9/5/2019, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: "Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự và chủ trì hội nghị. Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ điều hành thảo luận tại diễn đàn
Sự kiện này sẽ có sự góp mặt của nhiều chính khách, doanh nhân nổi tiếng, đầu tư lớn, có nhiều kinh nghiệm trong ngành công nghệ: ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội; ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch Tập đoàn CMC; bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Công ty VinFast; ông Hùng Trần – Giám đốc Công ty Got It, ông Nguyễn Thế Tân, TGĐ VCCORP; ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch – TGĐ Công ty VNG; ông Lữ Thành Long – Chủ tịch Công ty Misa; GS. Kim Hyun Chul, nguyên cố vấn kinh tế của Tổng thống Hàn Quốc; ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam; ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách công và quản lý Fulbright…
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng