Bộ GTVT vừa chính thức thông qua Đề án Thí điểm triển khai ứng dụng công nghệ để quản lý và kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng của Uber Việt Nam.
Sự kiện đánh dấu một bước tiến quan trọng của Uber tại Việt Nam.
Theo thông tin được Uber Việt Nam công bố ngày 10/4, Bộ GTVT vừa chính thức thông qua Đề án Thí điểm của Uber tại Việt Nam.
“Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng của Uber, thể hiện sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam trong việc áp dụng công nghệ và mô hình kinh doanh mới của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ghi nhận những đóng góp tích cực của nền kinh tế chia sẻ nói chung và công nghệ chia sẻ chuyến đi nói riêng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội tại Việt Nam”, nguồn tin từ Uber Việt Nam cho hay.
Ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Điều hành Uber Việt Nam cho biết, việc được chính thức tham gia vào Đề án Thí điểm triển khai ứng dụng công nghệ để quản lý và kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng của bộ GTVT là nguồn động lực lớn, cổ vũ Uber tiếp tục cải tiến công nghệ, mang lại lợi ích cho người dùng Uber và tài xế đối tác, cũng như khẳng định tiềm năng của dịch vụ chia sẻ chuyến đi trên khắp các thành phố lớn tại Việt Nam trong thời đại mới.
Ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Điều hành Uber Việt Nam gửi lời cảm ơn tới Chính phủ Việt Nam, Bộ GTVT đã tạo cơ hội để Uber có thể góp phần thực hiện những thay đổi tích cực cho nền kinh tế và xã hội Việt Nam, đồng thời bày tỏ Uber sẽ gắn bó lâu dài tại thị trường Việt Nam.
Việt Nam là đất nước đầu tiên tại Đông Nam Á mà ứng dụng Uber cho phép thực hiện thanh toán tiền mặt, một lựa chọn quan trọng để người dùng Uber có thể dễ dàng tiếp cận những chuyến đi an toàn và thuận tiện hơn.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ứng dụng dịch vụ uberMOTO, cung cấp trải nghiệp dịch vụ chất lượng tiêu chuẩn Uber với một mức cước phí thấp hơn, chỉ với một nút bấm. Không chỉ có vậy, thời gian chờ gọi xe trung bình tại Việt Nam đang ở mức ngắn nhất trong khu vực Đông Nam Á, người dùng Uber tại Hà Nội cũng như TP.HCM chỉ đợi trung bình 3,3 phút để bắt đầu chuyến đi sau khi gửi yêu cầu trên ứng dụng.
Trước đó, ngày 18/1/2017, Bộ GTVT đã có văn bản gửi đến Công ty TNHH Uber Việt Nam trả lời đối với Đề án thí điểm Ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng vận tải hành khách theo hợp đồng của Uber Việt Nam. Bộ GTVT yêu cầu Uber Việt Nam khi chưa hoàn thiện các nội dung của Đề án để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam thì không cung cấp, phối hợp với các chủ phương tiện, đơn vị vận tải để thực hiện kinh doanh vận tải trái với quy định hiện hành.
Theo ý kiến của một số chuyên gia công nghệ, Uber hay Grab đều là những điển hình thành công của những trào lưu “kinh tế chia sẻ”, “kinh tế ứng dụng”. Những ứng dụng kết nối di động thuộc dạng này ngày càng phổ biến và hoàn toàn không chỉ giới hạn sử dụng cho dịch vụ vận tải.
Chính vì bản chất là “dịch vụ công nghệ” nên việc các cơ quan nhà nước đưa vào khung quản lý “dịch vụ vận tải” chính là nguyên nhân dẫn đến lúng túng, khúc mắc trong thời gian vừa qua.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng