Chip thần kinh Loihi của Intel có khả năng…ngửi như con người
Nó có thể xác định được mùi của 10 loại hóa chất độc hại khác nhau.
Hôm thứ hai vừa qua, Intel cho biết đã huấn luyện thành công chip thần kinh mang tên "Loihi" của hãng trở thành một loại…mũi nhân tạo, có khả năng xác định mùi của 10 loại hóa chất độc hại khác nhau.
Cụ thể, trong báo cáo nghiên cứu đăng tải trên trang Nature Machine Intelligence, Intel nói rằng đã phối hợp với Đại học Cornell để huấn luyện Loihi diễn dịch và phân biệt các mùi liên quan đến các loại hóa chất độc hại tiềm tàng. Trong tương lai, chiếc mũi điện tử này có thể được sử dụng để xác định các loại vật chất nguy hiểm, hay thậm chí là các loại bệnh nữa. Ví dụ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc chứng Parkinson sẽ có một mùi đặc trưng trên cơ thể.
Intel cho biết họ đã kết nối Loihi với đầu ra của 72 cảm biến hóa chất, "dạy" nó rằng mỗi phản ứng cụ thể của một cảm biến sẽ tương ứng với sự hiện diện của một loại hóa chất cụ thể. Loihi, vốn được thiết kế để nhại lại cách thức hoạt động của não người, được huấn luyện thông qua machine learning rằng thông tin xuất ra từ các cảm biến sẽ tương ứng với một mùi cụ thể, trong số đó có mùi acetone, ammonia, và methane. Intel tiết lộ rằng hãng còn sử dụng nhiều mùi khác để "gây nhiễu" nhằm kiểm tra khả năng nhận biết mùi của Loihi tốt đến đâu.
Theo Bộ an ninh nội địa Mỹ, các loại máy dò tìm chất nổ cầm tay vốn thường "đánh hơi" túi xách của bạn ở sân bay hoạt động theo cơ chế thu thập những hạt vật chất siêu nhỏ tỏa ra từ các chất liệu nổ, hoặc hơi nước bốc lên từ chúng. Trong khi những cảm biến này tìm cách tự mình phát hiện ra hóa chất, thì những gì Intel làm được với Loihi có vẻ hơi trừu tượng hơn một chút: họ tìm cách dựng mô hình tín hiệu điện tử mà bộ não của bạn sẽ phát ra khi các tế bào khướu giác của bạn bắt được mùi.
Intel phát triển chip Loihi – một con chip nghiên cứu thần kinh có khả năng giả lập bộ não con người - vào năm 2017. Dù con chip ban đầu được thiết kế với 130.000 nơ-ron silicon kết nối với 130 triệu "khớp thần kinh", Intel đã tăng mục tiêu lên hơn 1 tỷ khớp thần kinh vào năm 2019 – giúp Loihi thông minh gần bằng một con chuột – và thậm chí hãng còn tạo ra một "đám mây" gồm 64 con chip Loihi kết nối với nhau.
Mạch Nahuku của Intel, chứa 8 - 32 con chip Loihi
"Bước tiếp theo của tôi là khái quát hóa hướng tiếp cận này vào một loạt các vấn đề - từ phân tích cảnh giác quan (hiểu được mối quan hệ giữa các vật thể mà bạn quan sát thấy) đến các vấn đề trừu tượng như lên kế hoạch và đưa ra quyết định" – Nabil Imam, nhà nghiên cứu cấp cao trong nhóm điện toán thần kinh của Intel Lab cho biết. Imam chính là người đang cầm một con chip Loihi bản thử nghiệm trong hình trên.
"Hiểu được cách các mạch thần kinh của bộ não giải quyết được những vấn đề tính toán phức tạp sẽ cung cấp cho chúng ta những manh mối quan trọng giúp cải thiện hiệu quả thiết kế và tăng cường sức mạnh của các thuật toán machine learning".
Tham khảo: PCWorld
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng