Chip TrueNorth của IBM hoạt động như não người?
(GenK.vn) - Thế hệ chip mới của Big Blue có khả năng xử lý linh hoạt trong khi tiêu hao năng lượng chỉ như một chiếc máy trợ thính.
Mới đây, IBM vừa công bố một con chip có thể coi là chip máy tính đầu tiên trên thế giới có khả năng “phỏng theo hoạt động” của hệ thống thần kinh dựa trên cơ chế hoạt động của não người, đồng thời tiêu thụ rất ít năng lượng khi hoạt động.
Được biết đến với tên gọi TrueNorth, con chip này có sức mạnh của một siêu máy tính nhưng chỉ có kích thước của một lá tem bưu điện. Thay vì được thiết kế để giải quyết các vấn đề tính toán thông thường như hiện nay, nó được tạo ra để nhận biết môi trường xung quanh, nắm bắt được các sự kiện, và hành động trong thời gian thực theo từng hoàn cảnh. Hơn nữa, nó có thể là một trong những con chip có hiệu suất sử dụng năng lượng tốt nhất trong lịch sử máy tính, cho phép có thêm nhiều loại ứng dụng di động và dịch vụ điện toán khác. Phó chủ tịch kiêm trưởng nhóm nghiên cứu của IBM, Tiến sĩ Dharmenda Modha đã trả lời trong cuộc phỏng vấn như trên.
Chip TrueNorth có tới 5,4 tỷ transitors, số lượng nhiều mất mà IBM đã từng nhồi nhét vào một chip. Nó cũng có khoảng 1 triệu tế bào thần kinh có thể lập trình và 256 triệu “khớp nối” thần kinh có thể lập trình. Tuy nó có ít hơn con số của não người là 100 tỷ neuron, 100 -150 nghìn tủy khớp nối thần kinh nhưng như vậy đã là đủ theo như công bố của họ. Modha hào hứng nói rằng, nó có thể đảm nhận nhiệm vụ như: cảnh báo sóng thần, giám sát dầu tràn và điều hành giao thông v.v. Và với tất cả khả năng như trên con chip cũng chỉ tiêu thụ 70mW/h, tương đương với một chiếc máy trợ thính.
Ứng dụng tiềm năng đang được nghiên cứu bao gồm chế tạo robot tìm kiếm và cứu hộ cỡ nhỏ; hỗ trợ người khiếm thị di chuyển an toàn; và tự động phân biệt giữa các giọng nói trong một cuộc họp và tạo ra bản ghi chép chính xác cho từng người người nói. IBM nay đã công bố công nghệ trên tạp chí khoa học Science.
Vượt qua giới hạn Von Neumann
Con chip hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển, IBM cũng đã mô tả một số thông tin thế hệ thứ 2 của chip vào thứ 5 vừa rồi. Cách đây một năm, IBM cũng đã tung ra thế hệ đầu tiên. Khi mà con chip vẫn đang ở dạng mẫu thử nhiệm, nó có thể mất từ 1-3 năm nữa để được thương mại hóa. Các chuyên gia cho rằng, những tiến bộ kỹ thuật trong SyNapse sẽ giúp chúng ta vượt qua mức giới hạn năng lực xử lý của kiến trúc Von Neumann, một hệ thống tính toán có trong các máy tính được sản xuất từ sau năm 1948.
Trong 8 năm qua, Tiến sĩ Modha đã đảm nhiệm phát triên dự án SyNapse, với 53 triệu $ từ quỹ DARPA – thuộc Bộ quốc Phòng Mỹ. IBM hy vọng một ngày nào đó con chip này sẽ được sử dụng sâu rộng trong các lĩnh vực như: khoa học, kỹ thuật, kinh doanh, cơ quan chính phủ, và cộng đồng thông qua các ứng dụng mô phỏng giác quan người.
Tham khảo: Cnet
>>MediaTek ra mắt chip 8 lõi, điểm Benchmark đè bẹp cả các ông lớn
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng