Màn hình đẹp hay xấu không phải chỉ nhìn vào thông số về độ phân giải hay loại tấm nền là có thể xác định được.
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao màn hình của Iphone qua các thế hệ có độ phân giải rất thấp so với các thiết bị Android có thông số khủng, nhưng màn hình Iphone luôn được các chuyên gia đánh giá rất cao về độ trung thực màu ? Tại sao Sony cung cấp màn hình cho HTC nhưng những Smartphone của HTC luôn có màn hình đẹp hơn Smartphone của Sony ? …….Câu trả lời là, một màn hình đẹp không chỉ là một màn hình có mật độ điểm ảnh cao, xài tấm nền “xịn” mà nó còn phụ thuộc vào thuật toán cân chỉnh màu sắc đặc trưng của từng hãng.
Thuật toán là gì ?
Chúng ta hiểu thuật toán là cách thức đơn giản để giải quyết một vấn đề. Và một vấn đề sẽ có nhiều cách giải quyết khác nhau nhưng vẫn có một mục đích chung.
Ví dụ : Cho một bài toán 2 x 4 2 x 6 2 x 7
Ông A giải theo cách : 2 x 4 = 8 ; 2 x 6 = 12 ; 2 x 7 = 14 và kết quả 8 12 14 = 34
Ông B giải theo cách : 2 x ( 4 6 7 ) = 2 x 17 = 34
Kết quả đều giống nhau nhưng cách làm lại khác nhau. Nếu bạn đã học qua lập trình C hay đơn giản lập trình Pascal của học sinh trung học bạn sẽ biết một thuật toán tốt hơn là một thuật toán khi nạp vào máy tính cho ra kết quả nhanh hơn số còn lại.
Thuật toán liên quan gì đến màn hình như thế nào ?
Hình ảnh là tập hợp của nhiều điểm ảnh, điểm ảnh có thể hiển thị hơn 16 triệu màu, tuy vậy màu của điểm ảnh là sự hòa hợp giữa 3 màu chính RGB ( Red Green Blue ). Vậy thuật toán cân chỉnh màu sắc là quá trình điều khiển 3 điểm màu RGB với tỉ lệ phù hợp để cho ra màu đẹp và chính xác nhất.
Ở bảng trên ta thấy màu vàng ( YL ) là sự kết hợp của màu xanh lá cây ( GN ) với màu đỏ (RD). Nhưng nếu ta tăng tỷ lệ GN giảm RD sẽ dẫn đến YL đậm hơn hoặc nhạt đi. Vậy tăng bao nhiêu là phù hợp ?
Thuật toán quyết định điều đó, để hình ảnh hiển thị một cách chính xác nhất, thuật toán phải rất rắc rối và phức tạp với tỷ lệ pha trộn màu khác nhau đòi hỏi một lượng lớn chất xám, thời gian, công sức, tiền bạc. Điều đó chỉ nhửng ông lớn “lắm tiền nhiều của” mới có thể làm được.
Không gian màu trên iPhone 6.
Không gian màu trên LG G4.
Bảng trên so sánh khả năng tái tạo màu của Iphone 6 và siêu phẩm Android LG G4 với màn hình công nghệ lượng tử đầu tiên trên Smartphone. Ta thấy dù không được quảng cáo rầm rộ lắm nhưng màn hình của Iphone 6 với mật độ điểm ảnh ít hơn rất nhiều so với LG G4 lại cho chất lượng không hề thua kém.
Một hình ảnh chưa đựng thông tin của các điểm ảnh, khi hình ảnh đó được đưa ra hiển thị. Thuật toán sẽ chọn lựa cường độ của ba màu cơ bản RGB để tạo ra từng điểm ảnh của hình ảnh đó. Điều này lý giải tại sao cùng một hình ảnh mà mỗi Smartphone lại hiển thị khác nhau mà dù rất ít.
Màu màn hình trên 5 chiếc smartphone.
Những so sánh trên cho ta thấy dù cùng sở dụng tấm nền IPS nhưng màu sắc giữa các Smartphone có phần khác nhau. Màn hình nào đẹp, chân thật là tùy vào cảm nhận của người dùng nữa.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng