Trong tương lai, rất có thể việc nhân bản vô tính vật nuôi sẽ dần trở nên phổ biến vì những thành công ban đầu này.
Mất đi một chú chó là điều cực kì buồn thảm...
Nhưng nếu có thể hồi sinh sau khi nó chết thì sao? Nếu có thể đầu thai cho chó bằng cách nào đó, thì có ai trong chúng ta dám làm không? Laura Jacques và chồng - Richard Remde - đã làm điều đó và tổ chức lễ kỷ niệm sự ra đời của chú chó nhân bản vô tính đầu tiên của họ vào ngày Boxing Day, theo đầu báo Guardian đưa tin. Họ đã mất đi chú chó Dylan 8 năm tuổi thuộc giống boxer sau khi nó bị nhồi máu cơ tim vì khối u não.
Chú chó Dylan.
"Tôi rất sốc khi điều này xảy ra, tôi nổi da gà và không thể đứng vững nữa. Tôi đã không biết làm thế nào hết, thậm chí tôi còn nghĩ quẩn nữa cơ." Jacques chia sẻ. Quá đau đớn bởi sự mất mát, Jacques đã nảy ý tưởng nhân bản Dylan sau khi cô nhớ lại một tài liệu về một cuộc thi nhân bản chó. Jacques và Remde đã tìm thấy Tổ chức Nghiên cứu Công nghệ sinh học Sooam ở Hàn Quốc cung cấp các dịch vụ nhân bản chó với chi phí 100.000 USD.
Sooam tự nhận mình là "phòng thí nghiệm hàng đầu trên thế giới về chó nhân bản", sử dụng kỹ thuật liên quan đến cấy ghép chuỗi ADN vào phôi trứng đã loại bỏ các hạt nhân chứa các vật liệu di truyền (genetic material) khiến động vật có tính cách và đặc điểm. Sau khi ADN mới được đặt vào trứng, các nhà khoa học sẽ kích điện để kích hoạt phân chia tế bào và trứng sẽ được cấy vào chó mang thai hộ.
Công ty này tuyên bố họ đã sản xuất được hơn 700 chú chó cho khách hàng, nhưng điểm đặc biệt của trường hợp Jacques và Remde là chú chó đã qua đời 12 ngày trước khi tế bào được lấy ra. Mẫu tế bào đầu tiên được lấy ra sau khi Dylan đã qua đời vài ngày, không may lần thử đầu tiên Sooam đã thất bại. Và mẫu thử thứ 2 được gửi đi ngay sau đó mặc dù nó đã quá thời gian cho phép, nhưng công ty vẫn chấp nhận và cho ra đời không chỉ 1 mà 2 chú chó nhân bản.
"Đây là trường hợp đầu tiên mà tế bào được lấy ra sau một thời gian chết khá lâu. Hy vọng rằng nó sẽ cho phép chúng tôi kéo dài thời gian nhận tế bào để nhân bản sau khi chủ thể qua đời." David Kim, nhà khoa học của Sooam cho biết. Chú chó con nhân bản vô tính đầu tiên được đặt tên là Chance, chú chó con thứ hai có tên là Shadow. Chance giống hệt Dylan, Jacques chia sẻ: "Khi nó kêu lên thì tôi biết đó là thật rồi, tôi không ngờ nó lại giống Dylan đến thế, tất cả màu sắc và hoa văn trên cơ thể nó y hệt như của Dylan."
Chú chó nhân bản vô tính - Chance.
Jacques và Remde biết rằng việc nhân bản gây tranh cãi rất nhiều. Mặc dù có nhiều chú chó đã được nhân bản vô tính từ trước nhưng có vô số phản ứng dữ dội về vấn đề đạo đức. "Đó là một vấn đề gây tranh cãi và sẽ có những người không đồng ý với nó, nhưng cũng sẽ có vô số người rất muốn làm điều này." Jacques nói. Cô đã thảo luận chủ đề này vào buổi sáng hôm thứ Hai trên chương trình BBC Breakfast. Khi họ cho cô biết các con vật nhân bản vô tính thường xuyên bị bệnh thể chất như u nang, viêm phổi, và phát triển không bình thường, Jacques nói rằng cô không tin vào điều đó.
Trong tương lai, rất có thể việc nhân bản vô tính vật nuôi sẽ dần trở nên phổ biến vì những thành công ban đầu này.
Tham khảo Huffingtonpost
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng