Đại học không phải là con đường lập thân duy nhất nhé!
Có được tấm bằng từ một trường đại học hàng đầu chắc hẳn là một thử thách không hề dễ dàng với loài người bé nhỏ và yếu đuổi chúng ta. Và giống loài làm chủ Trái Đất thấp bé này vẫn tưởng rằng trí tuệ nhân tạo thì hẳn phải thông minh lắm, và vì thế việc thi lấy bằng tại một trường đại học hàng đầu chắc chắn sẽ không khó khăn gì.
Bạn nhầm!
Chú robot mang tên Torobo đã thi trượt Đại học Tokyo, trượt 4 năm liên tiếp chứ đừng nói tới có được tấm bằng từ đại học nổi tiếng này.
Và cũng như nhiều mảnh đời hẩm hiu trượt đại học 4 năm liên tiếp khác, cậu Torobo quyết định đi làm chứ không cố gắng dùi mài kinh sử nữa.
Torobo tham dự một bài kiểm tra được thiết kế bởi Benesse Corp, một công ty quảng cáo giáo dục. Bài kiểm tra lần này gồm 8 bài kiểm tra nhỏ hơn thuộc 5 môn khác nhau, và chú robot này đã có được 525/950 điểm, cao hơn 14 điểm so với năm ngoái.
Điểm trung bình của cậu ta là 57,1% - quá xa so với yêu cầu 80% để có thể có được tấm vé bước vào giảng đường của Đại học Tokyo. Thực ra thì cậu ta vẫn còn có thể đưa “nguyện vọng hai” sang 1.373 khoa của 535 trường đại học khác nữa, nhưng có lẽ đó không phải là sự lựa chọn cho thứ “trí tuệ nhân tạo” được cho là vượt mặt con người này.
Torobo làm bài chăm chỉ mà không nhìn bài ai.
“Chú robot này vẫn được số điểm gần bằng năm ngoái, vì thế chúng tôi đã có thể đo đạc được khả năng và giới hạn của một trí tuệ nhân tạo”, bà Noriko Arai, giáo sư nghiên cứu thông tin và xã hội tại Viện Tự động Hóa Quốc gia tại Tokyo bày tỏ. Bà là người chỉ đạo đội ngũ lập trình và lắp đặt Torobo từ những ngày đầu.
“Từ thời điểm này, chúng tôi sẽ tập trung vào lĩnh vực mà chú robot này hoàn thành tốt cũng như nhắm tới việc cải thiện nó, để có thể mang vào sử dụng được trong công nghiệp”, bà nói thêm.
Trong khoảng thời gian từ năm 2013 tới năm 2015, Torobo đạt được số điểm lần lượt là 45,1% – 47,3% – 57,8%. Điểm năm 2016 là 51,7% bị coi là thấp do điểm trung bình của tất cả các sinh viên khác tham dự kì thi đại học đã cao hơn rồi.
Cụ thể, Torobo đã có mức điểm Vật lý khấm khá hơn năm ngoái, nhảy vọt từ 46,5 tới 59 điểm.
Mức điểm Lịch sử, môn “tủ” của cậu robot này cũng khá hơn. Số điểm 66,3 điểm đạt được là do cậu đã bỏ ra rất nhiều công để “học” toàn bộ số kiến thức trong sách giáo khoa cũng như từ các trang web thông tin khác. Không biết bộ nhớ máy tính của một trí tuệ nhân tạo có giúp đỡ được nhiều trong các bài học này không.
Môn khó nhằn nhất với Torobo là Tiếng Anh. Như các năm khác, cậu luôn gặp khó khăn khi nối các cụm từ và các câu lại để có được một câu trả lời logic nhất. Đạt 36,2 điểm nghe và 50,5 điểm viết, chính môn Tiếng Anh là một trong những nguyên nhân chính khiến Torobo “tạch đại học”, lần thứ 4 liên tiếp.
Sau 4 lần thử vận, Torobo (hay đúng hơn là những nhà thiết kế cậu) đã hướng tương lai từ “đi học lấy bằng” sang “đi làm công nhân”, nghiên cứu và lập trình lại để cho cậu có thể có được một công việc trong ngành công nghệ điện tử trong tương lai.
Nói vậy chứ nỗ lực của cậu Torobo cực kì đáng kể rồi. Cậu đã có thể lọc ra thông tin chính xác từ một lượng thông tin lưu trữ khổng lồ, điều đó thể hiện rõ nhất qua việc Torobo vẫn luôn đạt điểm Lịch sử rất cao trong các kì thi.
Không keo này ta bày keo khác, không học đại học được thì đi làm, phải không Torobo?
Tham khảo DailyMail
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng