Chủ tịch Digiworld Đoàn Hồng Việt nói về Temu: Họ tung sản phẩm có giá trị nhỏ “với các mức giá rất khủng bố”, tập trung vào đơn hàng dưới 1 triệu để “tránh” thuế
Tại buổi Investor Meeting quý 3/2024, trả lời câu hỏi từ nhà đầu tư về sàn Temu gây nhiều chú ý mới đây, ông Đoàn Hồng Việt - Chủ tịch Digiworld – chia sẻ góc nhìn cá nhân rằng Temu là nền tảng bán hàng thương mại điện tử xuyên biên giới, với chiến lược tập trung vào tìm hiểu thị hiếu thị trường nhằm đặt hàng. Temu theo ông Việt đang tung ra sản phẩm có giá trị nhỏ “với các mức giá rất khủng bố”.
- Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
- Bị nhiều người dùng chê tơi tả về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, vì sao Shein và Temu vẫn sống tốt?
- Một ứng dụng mua sắm Trung Quốc "ngấm ngầm" vào Việt Nam trước cả Temu mà không mấy ai biết: Đồ siêu rẻ
- Phía sau một Temu bành trướng: Văn hóa "làm việc đến chết", những chiến dịch đốt tiền theo kiểu "ăn xổi ở thì"
- Lý do hàng giá rẻ Trung Quốc "gây nghiện" trên Shopee, Temu: Ai sợ cứ sợ, người mua cứ mua
Temu theo ông chủ yếu cạnh tranh với các nhà bán lẻ trên mạng. “Tôi nghĩ họ phải tìm những sản phẩm có tính độc đáo thì mới tồn tại được. Bởi vì mô hình Temu là bán sản phẩm phổ thông, với số lượng cực kỳ lớn và giá cực kỳ rẻ” - ông Việt nói.
Chưa kể, “họ tập trung vào các đơn hàng dưới 1 triệu đồng, và sẽ không phải đóng tiền thuế nhập khẩu” - ông Việt nhấn mạnh. Được biết, theo quy định hiện hành, hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Với cách thức này của Temu, Chủ tịch Digiworld đánh giá sự xâm nhập của Temu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những người bán hàng nhỏ ở Việt Nam, bởi sự bất công về chính sách thuế.
Chủ tịch Digiworld cũng cho rằng, cơ quan quản lý cần tạo sự công bằng về chính sách thuế giữa những người bán hàng nhập khẩu, bao gồm cả các nền tảng thương mại xuyên biên giới như Temu.
Tuần trước, Tổng cục Thuế cho biết Công ty Elementary Innovation Pte. Ltd (Singapore) - chủ sở hữu của Temu - đã đăng ký thuế qua cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài và được cấp mã số thuế. Sàn này dự kiến phát sinh doanh thu nộp thuế từ tháng 10.
Theo quy định, các doanh nghiệp này cần khai và nộp thuế theo quý vào tài khoản ngân sách Nhà nước đúng hạn. Ngoài ra, họ có thể ủy quyền cho tổ chức, đại lý để đăng ký, khai và nộp thuế tại Việt Nam.
Như vậy, nếu được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động sau thời gian âm thầm bán hàng vào Việt Nam, Temu phải kê khai vào kỳ thuế quý 4, thời hạn nộp là 31/1/2025 .
Thực tế, ngoài Temu, hiện đang có 111 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, khai và nộp thuế qua cổng thông tin điện tử của ngành thuế, như Google, Meta (Facebook), Microsoft, Netflix, TikTok... Lũy kế từ tháng 3/2022 - thời điểm cổng thông tin dành cho các nhà cung cấp nước ngoài vận hành, các doanh nghiệp ngoại đã nộp trên 18.600 tỷ đồng. Ngoài ra, số thuế do Việt Nam khấu trừ nộp thay nhà cung cấp từ khi vận hành cổng khoảng 4.050 tỷ đồng.
Các nền tảng nước ngoài như Temu tự kê khai, nộp thuế. Tổng cục Thuế khẳng định họ có biện pháp phù hợp để quản lý hiệu quả và minh bạch với kinh doanh truyền thống. Chẳng hạn, với nhà cung cấp phát sinh doanh thu tại Việt Nam nhưng chưa đăng ký thuế, cơ quan thuế sẽ rà soát và có biện pháp xử lý phù hợp. Còn nhà cung cấp khai chưa đúng doanh thu, họ sẽ đối chiếu dữ liệu để xác định lại và thanh, kiểm tra nếu có dấu hiệu gian lận.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng