Trước đó có tin đồn bộ phận phát triển chip của Xiaomi sắp bị tách ra thành một công ty riêng biệt, tập trung vào sản xuất chip cho IoT.
Theo các báo cáo từ thị trường chứng khoán, hãng Xiaomi Corp hiện đã sở hữu gần 6% cổ phần trong hãng thiết kế chip đồng hương VeriSilicon Holdings Co, khi nhà sản xuất smartphone này đang cải tổ lại hành trình tự thiết kế bán dẫn kéo dài nhiều năm nay của mình – một nỗ lực được họ xem như trung tâm cho việc thúc đẩy đổi mới.
Khoản đầu tư này đến vào thời điểm khi chính phủ Trung Quốc xác định chip là một trong hàng loạt yếu tố giúp quốc gia này trở thành tự chủ theo sáng kiến "Made in China 2025".
Trong hồ sơ nộp lên Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc, công ty VeriSilicon đã tiết lộ một nguồn quỹ do Xiaomi huy động vào tháng Sáu để trở thành cổ đông ngoài lớn thứ hai của công ty này. Xiaomi cũng xác nhận khoản đầu tư này với Reuters, nhưng cả hai công ty đều không tiết lộ giá trị khoản đầu tư.
Hiện tại, cổ đông ngoài lớn nhất của VeriSilicon là quỹ Đầu tư Công nghiệp Mạch Tích họp Trung Quốc, một quỹ cấp quốc gia dành cho ngành công nghiệp bán dẫn trong nước, thường được biết đến với tên Quỹ "The Big Fund".
Hãng thiết kế chip này có trụ sở tại Thượng Hải và có các trung tâm nghiên cứu phát triển tại Mỹ cũng như quê nhà. Hoạt động chủ yếu của hãng như một nhà thầu phụ cho các công ty chip khác, giúp họ hoàn tất các thành phần bổ sung của thiết kế bán dẫn.
Tự phát triển chip
Kể từ khi ra mắt chiếc smartphone đầu tiên của mình gần một thập kỷ trước, Xiaomi đã tăng trưởng nhanh chóng và trở thành hãng smartphone lớn thứ tư thế giới trong quý đầu của năm nay. Tuy nhiên, họ lại có rất ít thành công trong lĩnh vực phát triển chip.
Năm 2014, công ty ra mắt bộ phận bán dẫn của riêng mình và ba năm sau, họ giới thiệu bộ xử lý SoC tự thiết kế đầu tiên của mình, Surge S1. Con chip này được trang bị trên smartphone Mi 5 của Xiaomi nhưng không được triển khai rộng rãi.
Ra mắt bộ xử lý Surge S1 của Xiaomi.
Tuy nhiên, sau đó hãng cũng không giới thiệu thêm con chip nào khác. Cho đến tháng Tư vừa qua, một ghi chú nội bộ cho thấy Xiaomi sẽ tách bộ phận phát triển chip của mình thành một công ty con riêng, có tên gọi Big Fish, tập trung vào việc sản xuất chip cho các thiết bị Internet of Things.
Xiaomi không phải hãng duy nhất của Trung Quốc có tham vọng tự thiết kế chip. Hãng sản xuất chip HiSilicon, công ty con của Huawei đã tạo nên các bộ xử lý Kirin cho các smartphone của riêng họ. Các bộ xử lý này được nhiều chuyên gia cho rằng nó có thể cạnh tranh ngang ngửa với những con chip hàng đầu của hãng Qualcomm.
Không chỉ vậy, vào năm ngoái, hãng thương mại điện tử Alibaba Group Holding đã mua lại nhà sản xuất chip Trung Quốc C-Sky. CTO của công ty cho biết hãng sẽ giới thiệu con chip trí tuệ nhân tạo đầu tiên của mình vào nửa đầu năm 2019.
Cuộc chiến thương mại với Mỹ trong thời gian vừa qua đang trở thành động lực thúc ép các hãng Trung Quốc tăng cường cho nỗ lực tự phát triển chip. Huawei đang là công ty hiểu rõ điều đó hơn ai hết khi hiện họ đang nằm trong danh sách Thực Thể của Bộ Thương mại Mỹ và bị cấm mua các sản phẩm công nghệ từ công ty Mỹ.
Tham khảo Reuters
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng