"Chúng tôi đang trong trạng thái hoảng loạn!": Công nhân Boeing tiết lộ những chuyện 'động trời' bên trong cơ sở sản xuất máy bay lớn nhất thế giới
Các quản lý cấp cao tại nhà máy Everett của Boeing được cho là yêu cầu nhân viên giữ im lặng trước những lo ngại về chất lượng máy bay sau một loạt sự cố an toàn gần đây.
- Sky OV: Máy bay phản lực chạy bằng hydro 'không cánh' có thể bay với tốc độ siêu âm
- Trung Quốc ấp ủ diệu kế cho máy bay “Made in China” khiến thế giới phải dè chừng: Sản xuất tự động, lắp ráp bộ phận khủng ngay trên băng chuyền, biến sản phẩm phụ thuộc nước ngoài thành ‘thuần Trung’
- Tại sao máy bay không được mở cửa sổ nhưng vẫn có thể cung cấp đủ oxy cho hành khách trong những chuyến bay dài?
- Nhiễu loạn không khí ảnh hưởng như thế nào đến chuyến bay của bạn?
- Ván phản lực “gây sốt” ở Hồ Tây có gì hay: Lướt như bay đến 65km/giờ, có chiếc giá hơn 200 triệu
Nhà máy lớn nhất của Boeing đang trong trạng thái “hoảng loạn” khi các quản lý của hãng bị cáo buộc ép nhân viên phải giữ im lặng trước những lo ngại về chất lượng máy bay.
Hãng sản xuất máy bay Mỹ đang rơi vào khủng hoảng sau các sự cố máy bay và chịu điều tra gắt gao từ các cơ quan quản lý đối với dây chuyền sản xuất của công ty. Nhà máy Everett tại Washington được coi là cơ sản xuất lớn nhất thế giới của Boeing và cũng là nhà máy sản xuất máy bay lớn nhất thế giới. Nơi đây chịu trách nhiệm chế tạo các máy bay như Boeing 747 và 767 và sửa chữa 787 Dreamliner.
Một thợ cơ khí giấu tên tại nhà máy, đến nay đã làm việc cho Boeing hơn ba thập kỷ, tiết lộ với tờ Guardian rằng có “rất nhiều” máy bay 787 bị lỗi cần được sửa chữa.
Nhiều chiếc trong số này được đưa đến nhà máy từ South Carolina – nơi lắp ráp những chiếc Boeing 787 đến năm 2021. Người thợ máy nói: “Không đời nào tôi muốn trở thành phi công để lái những chiếc may bay đó từ South Carolina đến đây. Bởi vì khi vào đến nhà máy, các bộ phận sẽ được tháo rời ra”.
Những người thuộc bộ phận quản lý tại Everett sẽ đến chỗ các thợ máy và yêu cầu họ giữ im lặng trước những lo ngại về đảm bảo chất lượng và sửa chữa. Họ đặt tốc độ và hiệu suất lên trên tiêu chuẩn an toàn, người thợ trên cho biết, đồng thời nhấn mạnh: “Boeing phải nhìn vào gương và nhận mình đã sai”.
Sau vụ nổ cabin trên chiếc Boeing 737 MAX 9 do hãng hàng không Alaska Airlines vận hành hồi tháng 1, Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA) đã tiến hành điều tra sâu rộng đối với Boeing. Sau sáu tuần kiểm tra, FAA phát hiện dây chuyền sản xuất của Boeing có nhiều lỗi vi phạm yêu cầu kiểm soát chất lượng sản xuất. Cơ quan này đã cho Boeing 90 ngày để lên kế hoạch giải quyết và xử lý. Hôm thứ Năm tuần trước, Boeing đã nộp bản phác thảo kế hoạch lên FAA.
Cũng trong tháng trước, FAA đã mở một cuộc điều tra khác đối với việc sản xuất dòng máy bay 787 Dreamliner. Trong đó, FAA muốn biết liệu các công nhân Boeing ở South Carolina có tuân thủ các bước kiểm tra cần thiết đối với máy bay và liệu họ có “làm giả” các tài liệu chứng thực chất lượng hay không.
Sam Salehpour, một kỹ sư của Boeing, đã làm chứng trước Quốc hội vào tháng 4, nói rằng chiếc 787 có nhiều vấn đề về chất lượng và kêu gọi đình chỉ tất cả máy bay thuộc dòng 787 để kiểm tra. Boeing phủ nhận cáo buộc của ông và cho biết hãng “hoàn toàn tin tưởng vào độ bền và an toàn” của máy bay.
Nói chuyện với Guardian, người thợ cơ khí giấu tên kể trên cho biết “những sự cố lớn” trong dây chuyền sản xuất 787 đã gây áp lực nặng nề lên Boeing khi hãng phải cố gắng xoa dịu các cơ quan quản lý, hãng hàng không và hành khách. “Hiện tại, chúng tôi đang trong trạng thái hoảng loạn tại nhà máy Everett”.
Người phát ngôn của Boeing cho biết: “Như chúng tôi đã chia sẻ công khai, chúng tôi sẽ đưa tất cả những chiếc 787 chưa được giao vào chương trình xác minh chung để đảm bảo mọi sản phẩm đều tuân thủ các thông số kỹ thuật. Máy bay được lắp ráp kể từ năm 2022 không thuộc diện kiểm tra bổ sung này”.
Một nhân viên Boeing khác tại Everett, người cũng yêu cầu giấu tên, đã nêu sự tương phản về năng suất tại khu phức hợp của Boeing tại bang Washington và nhà máy North Charleston ở South Carolina. “Chúng tôi sẽ lắp ráp 10-12 chiếc máy bay mỗi tháng, trong khi tại South Carolina, số lượng chỉ là 2-3 chiếc”.
Ngoài ra, một số nhân viên công đoàn kỳ cựu tại Boeing cũng chỉ ra mối liên hệ giữa các vấn đề hiện tại của công ty với việc hãng thay thế nhân sự trưởng bộ phận từ nhiều năm trước. “Trưởng bộ phận trước kia vốn là các công nhân nhà máy có kinh nghiệm và chuyên môn cao nhất. Nhưng bây giờ, vị trí này được chọn dựa trên mối quan hệ của người đó với quản lý cấp cao hoặc người khác”.
Người này nói thêm rằng ngày nay, các nhà quản lý “làm việc với tư duy thiếu tính thực hành bởi họ chưa từng làm những công việc chân tay liên quan đến chế tạo máy bay”. “Không đời nào bạn có thể học cách chế tạo máy bay hoàn toàn trong một ngôi trường cả. Có rất nhiều thứ bạn có thể học trong lớp, nhưng việc chế tạo một chiếc máy bay không phải là một trong số đó”.
Theo The Guardian
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng