Chuyện chưa kể về phát minh nhỏ nhưng vĩ đại của loài người: cây kéo

    NPQM,  

    Từ xưa đến nay, cây kéo đã trở thành một trong những vật dụng không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Mở gói phong bao, cắt giấy hóa đơn hay đường kim mũi chỉ, khâu vá quần áo, thậm chí cả phục vụ nhu cầu làm đẹp như cắt móng tay, chỉnh sửa kiểu tóc, ngắt hoa…

    Bạn có biết rằng chiếc kéo thực ra được phát minh từ 67 năm trước không? Năm 1948 chính là thời điểm đánh dấu sự ra đời của công cụ nhỏ nhắn mà lại đóng vai trò tối quan trọng trong cuộc sống, nhờ vào công lao to lớn của Công ty J. Wiss & Sons thuộc Newark (New Jersey, Hoa Kỳ).

    Tưởng như sẽ bị lấn át bởi sự phát triển phổ biến của công nghệ điện tử hiện đại, một chiếc kéo vẫn luôn là người bạn đồng hành không thể bỏ qua đối với bất kỳ nơi đâu, từ nhà riêng cho tới những cơ sở hành chính.

    Bằng chứng là trong khi hàng loạt phát kiến khác đều trải qua “thời kỳ hoàng kim” của riêng mình rồi sau đó dần lụi tắt, nhường chỗ cho một thế hệ sản phẩm mới thay thế, thì thành công của Công ty nhà Wiss vẫn luôn có một chỗ đứng chắc chắn trong lòng mọi người xuyên suốt dòng thời gian kể từ năm 1948. Bên cạnh đó, bất ngờ có doanh nghiệp Zhang Xiaoquan tại Hàng Châu (Trung Quốc) từ năm 1663 cũng đã phát triển thiết kế kéo của riêng họ, và duy trì được những thành công đáng nể vào giữa thời nhà Minh hưng thịnh.

    Ngày nay, kéo xuất hiện ở rất nhiều mẫu mã và hình dáng đa dạng khác nhau, phù hợp cho người thuận tay trái hay thậm chí thao tác cắt bằng chân. Ngay cả lĩnh vực thần thoại và tôn giáo cũng có mối liên hệ đến dụng cụ trên: Atropos, một trong ba vị thần Hộ mệnh của Thần thoại Hy Lạp từng dùng chúng để cắt sợi chỉ sinh mệnh của người thường; hay như một số nền văn hóa khác lại tin rằng chiếc kéo đi kèm với điềm gở và không bao giờ nên để hai lưỡi kéo mở ra.

     Bộ sưu tập kéo trong một gia đình hiện nay

    "Bộ sưu tập" kéo trong một gia đình hiện nay

    Dù vậy, rất nhiều người có lẽ chưa biết rằng khi họ cắt sửa móng tay hay mở gói bọc, họ đang sử dụng một trong những công nghệ lâu đời nhất trong lịch sử phát minh của con người. “Độ tuổi” ấy dài đến nỗi, theo như nhà hóa học và sử học Aaron N. Shugar tại Đại học trực thuộc bang của New York, nguồn gốc và xuất xứ của kéo đang “dần nhạt nhòa và phai mờ trong dòng biến chuyển của lịch sử”.

    Cụ thể, hầu hết những thông báo sổ sách và ghi chép về gốc gác của chúng đều có phần sai lệch: Kéo chưa bao giờ là thiết kế của Leonardo da Vinci, vì thời điểm xuất hiện trong lịch sử còn sớm hơn rất nhiều so với thiên tài xứ Florentine. Hơn nữa, theo nhiều chuyên gia, những bằng chứng về Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 1500 trước Công Nguyên là nơi bắt nguồn của công cụ này cũng không hề có đủ cơ sở xác thực như một số website nổi tiếng tựa Wikipedia đưa tin.

    Trước khi có được thiết kế hoàn chỉnh và phổ biến như hiện nay, chiếc kéo từng mang hình dạng chữ U, được làm bằng đồng, có tác dụng cơ bản gắn liền với cơ chế tạo lực bằng hai cạnh sắc phía đầu. Theo nhà khảo cổ học Gillian Vogelsang-Eastwood, “Hình thái của kéo vẫn chưa trải qua sự đổi thay cho tới thế kỷ đầu sau Công Nguyên, và cũng chẳng có một cơ sở nào chứng minh rằng người Ai Cập cổ đại từng sử dụng nó. Điều này đồng nghĩa với việc kéo không xuất hiện ở Ai Cập trước triều đại Ptolemies (khoảng năm 305 trước Công Nguyên) hay triều đại La Mã.”

    Nhận định của Vogelsang-Eastwood cũng được Flinders Petrie - chuyên gia lỗi lạc về sử học Ai Cập ủng hộ nhiệt tình. Đồng thời Petrie cũng là chủ nhân của lời phát biểu trên Tạp chí Khoa học Hoa Kỳ: “Thế giới đã trải qua hàng thế kỷ mà không có một dụng cụ cắt tiện dụng và cố định. Trước đây thứ duy nhất phục vụ nhu cầu ấy là những con dao lưỡi cong, chủ yếu dùng để tách, cắt vải, quần áo. Vào tầm năm 400 trước Công Nguyên, các nhà cơ khí học tài năng từ Italy đã thiết kế nên hình dạng ban đầu của kéo chữ U, nhưng cũng phải mất 2-3 thế kỷ tiếp theo để con người có thể cải tiến nó cho phù hợp hơn với thao tác, từ đó dần ra đời chiếc kéo hoàn chỉnh như hiện nay.”

    Tuy nhiên, nhiều cuộc điều tra, phân tích gần đây đã chỉ ra rằng công cụ trên bắt nguồn từ một thời điểm sớm hơn cả, hơn nữa cũng không phải ở Ai Cập mà là vùng Trung Đông. Công trình nghiên cứu của nhà khảo cổ học người Pháp Jean-Claude Margueron công bố vào năm 1995 trên tạp chí Biblical Archaeologist đã khẳng định kéo có chung nguồn gốc với những cổ vật khác được cùng được tìm thấy tại thành phố Emar cổ đại (thuộc Syria ngày nay), có niên đại vào thế kỷ 14 trước Công Nguyên.

    Hình ảnh chiếc kéo tìm thấy tại Đức, niên đại vào khoảng thế kỷ 3 -1 trước Công Nguyên
    Hình ảnh chiếc kéo tìm thấy tại Đức, niên đại vào khoảng thế kỷ 3 -1 trước Công Nguyên

    Bình luận về điều này, nhà sử học Shugar cũng lý giải rằng thiết kế kéo thời xưa từng lần đầu tiên được biểu hiện trên một bản khắc đất sét của người Babylon vào thế kỷ 6 trước Công Nguyên: “Mặc dù vài nghiên cứu nói rằng xuất xứ của nó có thể đến từ vùng đất cận phía Đông, nhưng thực ra cho tới nay vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào đủ thuyết phục nhận định đó.”

    Trở về hình dạng thời nay, hai thanh cắt giao nhau bằng một mối nối ốc vít, được cho là khởi nguồn tại Rome vào thế kỷ đầu sau Công Nguyên, đã sớm trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới, xuyên suốt từ phương Tây cho tới Trung Quốc. Sổ tay giới thiệu của công ty Wiss – một trong những tài liệu tham khảo đầu tiên được xuất bản liên quan đến công trình của nhà học giả Isdore xứ Seville thuộc thế kỷ thứ 6 – đã miêu tả thiết kế hiện đại trên, mô phỏng một trục cố định gắn với hai lưỡi cắt, được các thợ cắt tóc và may vá sử dụng phổ biến. Còn thời đại Trung Cổ tính về sau, chúng lại tiếp tục trở thành một công cụ đắc lực cho các nhà giả kim và thợ thủ công.

    Đã nhiều năm trôi qua kể từ khi Jacob Wiss, chủ sáng lập nên công ty cùng tên mà một tay mình gây dựng nên, từng phải sử dụng một chú chó giống St. Bernard chạy trên băng chuyền để cung cấp năng lượng cho máy móc của mình. Giờ đây, công nghệ tự động tiên tiến đã thay thế hoàn toàn điều đó, cùng với sự ra đời của những hợp kim khác như titan hay wonfram được ứng dụng cho kéo. Thế nhưng cách thức chúng ta sử dụng nó vẫn không hề thay đổi và trường tồn mãi với thời gian, tương tự như những gì được áp dụng từ 2000 năm trước, kể từ những bước khởi đầu sơ khai nhất trong lịch sử phát triển công nghệ của nhân loại.

    Tham khảo: bbvaopenmind

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày