Nhà tuyển dụng không cần những cuốn "từ điển sống", họ đòi hỏi ứng viên phải có bộ óc suy luận logic. Quan trọng nhất, không phải câu hỏi nào cũng có thể Google, học cách đưa ra lời giải cho câu hỏi vốn không có câu trả lời sẽ tạo tiền đề cho công việc cũng như cuộc sống của bạn sau này.
Học cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn cơ bản về quy mô thị trường (market sizing)
Có bao nhiêu cửa hàng Starbucks ở Mỹ?
Một trong những dạng câu hỏi ưa thích của các nhà tuyển dụng tại Google hay McKinsey là về quy mô thị trường (market sizing), dù vị trí mà bạn ứng tuyển liên quan đến kỹ thuật, tài chính, marketing hay tư vấn. Đại loại như: "Có bao nhiêu cửa hàng Starbucks ở Mỹ?"
Có thể, bạn sẽ nghĩ đến việc Google câu trả lời, nhưng khả năng lớn là bạn sẽ bị loại ngay từ vòng gửi xe. Cơ bản thì, tra cứu Google là kỹ năng cơ bản và gần như ai cũng làm được. Sự thật là nhà tuyển dụng chẳng quan tâm đến việc bạn trả lời đúng có bao nhiêu cửa hàng Starbucks trên đất Mỹ đâu.
Nếu như chỉ chăm chăm quan tâm tới câu chữ mà không nhận ra ẩn ý đằng sau câu hỏi, suy nghĩ của bạn quá đơn giản và đương nhiên không xứng đáng để có được việc "ngon".
Mục đích của những câu hỏi như vậy là để nhà tuyển dụng quan sát cách trả lời, hướng giải quyết vấn đề và cả cách mà ứng viên bảo vệ quan điểm cá nhân.
Một câu hỏi tương tự về quy mô thị trường: "Có bao nhiêu hộ gia đình trên toàn nước Mỹ?"
Số cửa hàng Starbucks còn có thể dò tìm qua Google nhưng chuyện dân số lại... hoàn toàn khác. Chẳng có con số thống kê nào tuyệt đối cho chuyện đó, có trời mà biết! Bạn chỉ có thể ước lượng một cách chung chung, tuy nhiên như chúng ta đã nói ở trên: câu trả lời chính xác tuyệt đối không quan trọng, mà là cách bạn đưa ra câu trả lời.
Ví dụ: Vào thời điểm bài viết này được tác giả Kevin Luo đưa ra, dân số Mỹ dừng lại ở khoảng 300 triệu người. Một gia đình bình thường có khoảng 3 người: bố mẹ và một đứa con, như vậy trung bình cứ 3 người sẽ là một hộ gia đình. Như vậy, có khoảng 100 triệu hộ gia đình ở Mỹ.
Mặt khác, thông kê dân số chuẩn lại cho thấy ở Mỹ có khoảng 125 triệu hộ gia đình. Bạn đã trả lời sai, tuy nhiên chuyện đó không quan trọng. Cách tính cũng như phương pháp suy luận của bạn là đúng, dù có "lệch" mất 25 triệu nhưng bạn có luận điểm và căn cứ rõ ràng, không hề bốc phét.
Tiếp tục là một câu hỏi khác: "Có bao nhiêu chiếc ô tô ở Mỹ?"
Hãy tiếp tục ở con số 300 triệu dân một lần nữa. Mỗi gia đình 3 người điển hình thường có 2 ô tô (chuyện sở hữu ô tô ở Mỹ giống như mua xe máy ở Việt Nam, đừng lấy làm ngạc nhiên). Như vậy, trung bình 300 triệu dân sẽ có khoảng 200 triệu xe ô tô.
Bạn lại trả lời sai, con số thực là khoảng 260 triệu ô tô. Tuy nhiên, bạn chỉ mất khoảng 30 giây là đưa ra được ước tính, quan trọng nhất là câu trả lời đó có lập luận vững vàng.
Có câu trả lời chính xác nhưng không đưa ra được cách lập luận chẳng khác gì copy đáp án trong sách tham khảo
Giờ hãy quay lại câu hỏi đầu tiên: "Có bao nhiêu cửa hàng Starbucks ở Mỹ?"
Tác giả Kevin Luo sống tại một thị trấn có khoảng 100.000 người, theo quan sát của anh thì ở đây có từ 3 - 5 tiệm Starbucks. Số thị trấn ở Mỹ loanh quanh đâu đó khoảng 3000. Số tiệm Starbucks sẽ dao động trong phạm vi 9.000 (3000×3) tới 15.000 (3000×5). Lấy trung bình ở giữa ta có khoảng 12.000 tiệm.
Đối với dạng câu hỏi về quy mô thị trường, cách tốt nhất là chia nhỏ vấn đề và ước tính trung bình sao cho sát với con số thực tế nhất. Với những câu hỏi phức tạp hơn, bạn sẽ phải đưa ra nhiều lập luận logic hơn nữa.
Phần lớn, các nhà tuyển dục thực ra cũng không biết câu trả lời chính xác đâu. Đơn giản là họ quan sát, lắng nghe cách mà bạn suy nghĩ mà thôi.
Lần tới đi phỏng vấn mà gặp câu hỏi kiểu này, đừng vội kêu ca rằng chúng vô lý. Hãy bắt đầu từ con số hoặc cái mốc nào đó có lý và logic với nhau.
Dù thông tường vật lý lý thuyết, Einstein vẫn cần một điểm tựa để nâng cả trái đất lên. Nhà tuyển dụng cũng vậy, họ cần phải có lý do chính đáng để nhận bạn vào công ty. Biết cách đưa ra lời giải cho những câu hỏi vốn không có câu trả lời, không chỉ giúp ích cho con đường sự nghiệp, nó còn có lợi cho cuộc sống của bạn sau này.
Theo Quora/Kevin Luo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng