Theo bảng xếp hạng của Bloomberg Innovation Index, Hàn Quốc luôn đứng top đầu trong số những nền kinh tế phát triển công nghệ. Chính nhờ điều này mà hàng loạt các biện pháp xét nghiệm nhanh, hiệu quả, năng suất đã được Hàn Quốc đưa ra chống lại Covid-19 mà vẫn tránh được việc cách ly diện rộng.
Câu chuyện Hàn Quốc chống dịch dường như không còn mới với nhiều người trên thế giới. Từ tâm điểm của dịch Covid-19 sau Trung Quốc, Hàn Quốc đã khống chế được tình hình mà không cần phải cách ly người dân quá nhiều.
Một trong những biện pháp chính của Hàn Quốc là xét nghiệm trên diện rộng với số lượng lớn, qua đó truy tìm được người nhiễm bệnh nhanh chóng để cách ly. Tuy nhiên theo một số chuyên gia, chính nền tảng kỹ thuật và quá trình tích cực chuyển đổi công nghệ mới là nguyên nhân giúp Hàn Quốc có lợi thế trong việc chống Covid-19 mà không cách ly diện rộng.
Theo bảng xếp hạng của Bloomberg Innovation Index, Hàn Quốc luôn đứng top đầu trong số những nền kinh tế phát triển công nghệ. Chính nhờ điều này mà hàng loạt các biện pháp xét nghiệm nhanh, hiệu quả, năng suất đã được Hàn Quốc đưa ra chống lại Covid-19 mà vẫn tránh được việc cách ly diện rộng.
Vậy tại sao một quốc gia nhỏ không có nhiều tài nguyên như Hàn Quốc lại làm được điều đó?
1. Đầu tư vào nhân lực
Xin được nhắc lại là vào những năm 1960, nền kinh tế Hàn Quốc thuộc dạng nghèo nhất thế giới vởi GNP bình quân đầu người chỉ khoảng 82 USD. Nền nông nghiệp vẫn chiếm chủ đạo tại đây với hơn 60% lao động cả nước.
Dù gặp muôn vàn khó khăn sau chiến tranh nhưng Hàn Quốc lại có một lực lượng lao động lớn chưa được khai thác hết tiềm năng. Nói đơn giản là tài nguyên con người trở thành lựa chọn duy nhất để quốc gia này thoát nghèo.
Vào thời điểm đó, tỷ lệ học vấn của người Hàn khá cao nên chính phủ đã đầu tư sâu vào chất xám, nhân lực cùng với công nghệ.
Trên thế giới có rất nhiều quốc gia đầu tư mạnh cho công nghệ, nhưng rất nhiều công ty trong nước họ lại không thể tuyển dụng được nhân viên có kỹ năng phù hợp yêu cầu.
Ở Hàn Quốc, việc đào tạo kỹ năng công nghệ cho nhân viên được cả chính phủ lẫn doanh nghiệp vô cùng chú trọng. Báo cáo của Barclays xếp hạng Hàn Quốc lẫn Estonia đứng đầu danh sách các nền kinh tế trang bị tốt cho lao động về kỹ năng công nghệ.
Việc phổ cập rộng rãi Internet cũng như các chương trình đào tạo công nghệ, kỹ năng, thậm chí là cho cả những người đã đi làm khiến lao động tại Hàn Quốc được đánh giá là có trình độ kỹ thuật tốt, đủ để đáp ứng công cuộc chuyển đổi số.
Hàng năm, ngân sách đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D) của chính phủ Hàn Quốc vào khoảng 5%, một tỷ lệ khá cao so với nhiều nước.
Tầng lớp trẻ của Hàn Quốc được chính phủ chú trọng hướng đến công nghệ cao từ rất sớm. Bởi vậy khi những tập đoàn công nghệ lớn của nước này muốn mở rộng, họ luôn có một nguồn nhân lực chất lượng hỗ trợ đằng sau.
2. Chủ động trong cách mạng công nghệ
Sự phát triển của công nghệ tại Hàn Quốc có thể được chia làm 3 giai đoạn:
- Thập niên 1960-1970 đến 1980, Hàn Quốc sao chép, vận hành và học hỏi các công nghệ của nước ngoài.
- Thập niên 1980-1990 đến 2000, Hàn Quốc nghiên cứu dựa trên công nghệ thông tin và các công nghệ chiến lược khác.
- Từ năm 2000 đến nay, Hàn Quốc nghiên cứu phát triển những nguồn công nghệ địa phương, sáng tạo các kỹ thuật mang dấu ấn của riêng họ.
Trên thực tế từ thập niên 1980, Hàn Quốc đã chọn chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế sang tập trung cho công nghệ bởi chúng đòi hỏi ít nguồn lực hơn trong sản xuất và bằng cách áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến, Hàn Quốc có thể nhảy vọt về kinh tế.
Ngoài ra, công nghệ thông tin không chỉ làm giảm chi phí sản xuất mà còn đặt ra ít yêu cầu hơn với kỹ năng của người dùng do tính thân thiện với người dùng. Bên cạnh đó, các yếu tố xã hội cũng giúp Hàn Quốc có sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ. Đây là nền kinh tế lớn thứ 4 Châu Á, hệ thống thương mại cởi mở, dân số đông sống tập trung trong một khu vực nhỏ.
Đặc biệt, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra nhiều chính sách đầy táo bạo. Ví dụ việc thành lập Bộ Thông tin và Truyền thông năm 1995, ra mắt kế hoạch tăng cường tin học hóa quốc gia (1996-2000).
Chính quyền Seoul cũng tập trung nguồn lực R&D vào công nghệ thông tin với hơn 30% chi tiêu của chính phủ cho R&D là vào công nghệ.
Kết quả, thành tựu mà Hàn Quốc đạt được đến hiện tại vô cùng ấn tượng. Chỉ số phát triển ngành công nghệ thông tin của Hàn Quốc do ITU công bố đứng thứ 2 trên thế giới. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp Hàn Quốc đứng thứ 2 về kết nối mạng, trong đó WEF đánh giá cao các yếu tố về hệ thống pháp lý, cơ sở hạ tầng, tác động kinh tế xã hội.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng