Chuyện gì đang xảy ra với ngành ô tô: Nước Mỹ dự đoán suốt mùa hè sẽ không ai có thể sửa xe nếu hỏng, có người chờ cả tháng cũng chưa có lốp mới để thay
Ngay cả những người làm trong lĩnh vực sửa chữa ô tô kỳ cựu cũng chưa từng trải qua tình huống như bây giờ.
- "Giải phẫu" xe điện Trung Quốc, tại sao người Nhật đánh giá đây là "hãng dẫn đầu thế giới trong tương lai", vượt mặt cả Tesla
- Công nhân cuốc đất thấy hơn 200 đồ vật, chuyên gia ước tính ít nhất 32.000 tỷ đồng
- Chi tiết 43 ô tô được giảm 50% phí trước bạ từ hôm nay: Khách Việt 'bỏ túi' nhiều nhất 220 triệu đồng
Ronnie Clendenin đã làm việc trong ngành sửa chữa ô tô được ba thập kỷ. Tuy nhiên, anh chưa bao giờ cảm thấy kiệt quệ đến vậy.
Bãi đậu xe tại Clendenin's Tire and Auto Service ở một thị trấn nhỏ ở Mỹ gần đây đã chật kín 62 phương tiện, gấp đôi khối lượng công việc thông thường so với vài năm trước. Clendenin cho biết, anh không có công nhân cũng chẳng đủ phụ tùng ô tô cần thiết cho việc sửa chữa tất cả các thiết bị và bởi vậy, anh thường xuyên phải từ chối những khách hàng trung thành.
“Rất khó để làm được. Mọi người đều không quen với tình huống này”, anh nói. Trên khắp nước Mỹ, tình trạng thiếu phụ tùng xe hơi trong vài năm qua đã kết hợp với tình trạng thiếu kỹ thuật viên dịch vụ. Kết quả là: Nhiều khách hàng thất vọng hơn, họ phải đợi lâu hơn để lấy lại xe và trả nhiều tiền hơn cho dịch vụ.
Công việc tồn đọng có nguy cơ trở thành lực cản đối với nền kinh tế Mỹ khi chi phí sửa chữa cao hơn khiến người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu ở những nơi khác, hoặc đơn giản là việc không có ô tô hoạt động sẽ hạn chế khả năng di chuyển và năng suất của người dân. Một loạt các ngành dịch vụ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, từ xây dựng nhà ở đến nhà hàng, sửa chữa thiết bị đến vận tải đường bộ.
Đối với các nhà sản xuất lớn, đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy ngành công nghiệp ô tô vẫn đang phải vật lộn để thích nghi với những thay đổi trong vài năm qua. Gần như mọi thứ từ việc mua và sở hữu một chiếc xe hơi đã khác biệt kể từ đại dịch Covid-19. Theo một nghiên cứu từ CCC Intelligent Solutions, nhà cung cấp công nghệ và AI cho các khách hàng bảo hiểm và ô tô, trung bình việc sửa chữa ô tô mất hơn 17 ngày để hoàn thành vào năm ngoái, tăng khoảng 65% so với mức 10,3 ngày vào năm 2019.
Khi Oliver Swan bị xẹp lốp chiếc BMW iX xDrive50 EV của mình sau khi lái xe cán phải một lưỡi dao cạo, anh ấy đã thử đến các đại lý BMW từ Arizona đến New Jersey. Anh được thông báo rằng lốp thay thế sẽ mất ít nhất một tháng mới có. Trong khi chờ đợi, anh lái tạm một chiếc ô tô mà đại lý cho mượn. Khi đại lý tiếp tục lùi thời hạn thay lốp mới sau 1 tháng, Swan quyết định tự mình liên hệ với công ty và nhà cung cấp lốp xe.
Swan, một nhà đầu tư bất động sản 43 tuổi cho biết: “Một thứ đơn giản như một chiếc lốp xe cũng không thực sự có sẵn trong kho”. Ông đã viết email cho các giám đốc điều hành của nhà cung cấp lốp xe và BMW, và cuối cùng sau khoảng 1 tháng, anh cũng nhận được lốp thay thế.
Các đại lý và nhà phân tích cho biết một yếu tố khác thúc đẩy nhu cầu sửa chữa ô tô: Các chủ sở hữu đang bám trụ với những chiếc xe cũ kỹ của họ lâu hơn, một phần là do giá xe mới và xe đã qua sử dụng tăng mạnh kể từ sau đại dịch. Theo một báo cáo được công bố vào tháng 5 bởi S&P Global Mobility, tuổi trung bình của một chiếc xe lưu thông trên đường ở Mỹ đã đạt mức kỷ lục 12,5 năm vào tháng giêng, một xu hướng đã thúc đẩy nhu cầu sửa chữa lớn hơn.
Các chủ cửa hàng cho biết điều đó khiến khách hàng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho việc sửa chữa so với trước đây. Chi phí sửa chữa trung bình tăng 19,7% so với năm ngoái, trong khi bảo trì và dịch vụ tăng 9,9%, theo dữ liệu tháng 5 từ chỉ số giá tiêu dùng của Cục Thống kê Lao động đối với người tiêu dùng thành thị.
Các đại lý và thợ máy độc lập mô tả về một tình huống rất tồi tệ đang diễn ra: Nhu cầu đang bùng nổ, nhưng nhiều cửa hàng đang bỏ lỡ công việc kinh doanh vì họ thiếu nhân viên.
Tình hình thậm chí đã khiến các công ty ô tô cố gắng giúp các đại lý độc lập của họ giải quyết vấn đề. Ford Motor và General Motors nằm trong số các nhà sản xuất ô tô đổ tiền vào các chương trình đào tạo công nghệ và quỹ học bổng.
Việc thiếu công nhân có trình độ đã là một vấn đề trong toàn ngành trong hơn một thập kỷ. Theo TechForce Foundation, một nhóm phát triển lực lượng lao động. Nhu cầu về 258.000 kỹ thuật viên ô tô mới hàng năm, nhưng chỉ 48.000 người tốt nghiệp các chương trình đào tạo công nghệ mỗi năm ở Mỹ.
Các đại lý, chủ cửa hàng sửa chữa và giám đốc điều hành ô tô chỉ ra một số nguyên nhân. Một số người nói rằng sự gia tăng của các công việc dựa trên máy tính trong hai thập kỷ qua đã làm giảm sự nhiệt tình đối với các ngành nghề lành nghề. Những người khác thì nói rằng các kỹ thuật viên đã không được trả đủ tiền trong nhiều năm để gắn bó với công việc và công việc thường xuyên mệt mỏi này đã trở nên ít hấp dẫn hơn đối với những người trẻ tuổi.
Các công ty xe hơi quan tâm đến việc giúp các đại lý của họ giải quyết vấn đề tắc nghẽn dịch vụ. Khi tung ra nhiều xe điện hơn, các nhà sản xuất ô tô đang dựa vào mạng lưới hàng nghìn trung tâm dịch vụ đại lý của họ để nổi lên như một lợi thế so với Tesla, Rivian Automotive và các đối thủ mới hơn khác không có đại lý nhượng quyền.
Ví dụ, Ford đã làm việc với các đại lý của mình trong những năm gần đây để mở rộng hoạt động dịch vụ lưu động miễn phí có thể cung cấp dịch vụ thay dầu, đảo lốp và các sửa chữa khác tại nhà của khách hàng.
Vào tháng 3, Ford cho biết họ sẽ đầu tư 1 triệu USD vào chương trình học bổng dành cho sinh viên đang làm việc để trở thành kỹ thuật viên ô tô. GM cũng đã đầu tư vào các chương trình đào tạo kỹ thuật viên, bao gồm tài trợ cho sinh viên tại các trường cao đẳng cộng đồng và cung cấp các biện pháp khuyến khích giữ chân các kỹ thuật viên của GM.
David Marsh, giám đốc điều hành bán hàng và tiếp thị cho dịch vụ hậu mãi của GM cho biết: “Chúng tôi đang xem xét khả năng hỗ trợ khách hàng của mình theo cách thức và thời điểm họ muốn. Bạn không thể làm những việc đó nếu không có cơ sở kỹ thuật vững chắc”.
Trong khi đó, sự gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài trong toàn ngành công nghiệp ô tô đã làm giảm lượng hàng tồn kho của các bộ phận chính tại các cửa hàng sửa chữa, từ chip máy tính đến lốp xe.
Việc đóng cửa nhà máy trong đại dịch đã làm đình trệ việc sản xuất chất bán dẫn, vốn không thể thiếu đối với các hệ thống ô tô như phát hiện điểm mù và phanh tự động. Trong khi tình trạng thiếu chip máy tính đã giảm bớt, các khó khăn khác trong chuỗi cung ứng và hậu cần tiếp tục gây khó khăn cho các bộ phận phụ tùng của đại lý.
David Whiston, nhà phân tích của Morningstar Research Services cho biết: “Sự thiếu hụt chip hiện đang gây ảnh hưởng nhiều hơn đến khả năng sinh lời, nhưng cuối cùng vấn đề sẽ chấm dứt. Tình trạng thiếu kỹ thuật viên có lẽ sẽ còn kéo dài hơn”.
Đối với Swan, thời gian chờ đợi thay lốp xe BMW quá lâu đã khiến anh chuẩn bị sẵn sàng cho những sự chậm trễ trong tương lai. Anh quyết định đặt mua luôn một vài chiếc lốp dự phòng. Và việc này cũng mất một vài tuần mới có thể hoàn thành.
Nguồn: WSJ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng