Chuyên gia đầu ngành: Các dự án xanh sẽ giúp cải thiện nền kinh tế thế giới hậu Covid-19
Hơn lúc nào hết, giờ là thời điểm để "xanh hóa" nền kinh tế đang phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch.
- TS Lê Quốc Hùng: 6 điều phải biết về loại thuốc đang "sốt" trước khi mua về tự chữa Covid-19
- WHO: Đang thử nghiệm hơn 20 loại vắc-xin khác nhau cho virus corona
- Mỹ thừa nhận hết hy vọng kiểm soát sự lây lan của virus corona, từ bỏ xét nghiệm diện rộng và đổi chiến thuật chống lại đại dịch Covid-19
- Sao The Walking Dead so sánh Covid-19 khủng khiếp chẳng khác gì đại dịch zombie trong phim
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sống và gây tổn thất kinh tế trầm trọng. Thế nhưng cơn bão nào rồi cũng sẽ tan, theo lời cô Helen Mountford, phó chủ tịch mảng kinh tế và khí hậu tại Viện Tài nguyên Thế giới và chuyên gia ứng dụng kinh tế vào hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thì việc đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng xanh có thể giúp hàn gắn thế giới đang rạn nứt vì virus cúm.
“Chúng ta đang đứng trước cơ hội chuyển đổi nhanh chóng hơn trước”, cô Mountford nói. “Giờ là thời khắc cho phép chúng ta ứng dụng những cách thức thúc đẩy kinh tế, tạo ra được việc làm và phát triển phương thức hạn chế biến đổi khí hậu”.
Chính phủ nhiều nước đang ứng dụng những cách thức cứng rắn để kiểm soát đại dịch và mọi biện pháp có thể để giúp nền kinh tế đứng vững. Ở thời điểm hiện tại, những phương pháp được dùng đến là ban bố tình trạng khẩn cấp, đóng cửa biên giới và dừng nhập cảnh với người nước ngoài. Khi tình hình dịch bệnh dịu đi, tất cả các nước sẽ cần tới những nỗ lực kích cầu kinh tế khổng lồ để vực được mình dậy.
Cô Mountford nêu lên một nguy cơ đáng lo ngại: các nước sẽ quay về phương thức truyền thống hiệu quả của năm xưa. Những dự án sử dụng than hay nhiên liệu hóa thạch sẽ được phục hồi để tăng tốc độ phục hồi kinh tế.
“Đây là cách thức đầy rủi ro”, chuyên gia Mountford nói. “Chẳng khác nào hành động thoát khỏi cơn khủng hoảng sức khỏe, thúc đẩy nền kinh tế để rồi đưa chúng ta vào một cơn khủng hoảng sức khỏe khác liên quan tới ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu”.
Helen Mountford
Không giống khủng hoảng tài chính năm 2008, thời các ngành công nghiệp gây ô nhiễm vẫn chiếm đa số, thì ta đang có rất nhiều lựa chọn xanh khác. Hầu hết các nơi trên thế giới, năng lượng tái tạo đã rẻ hơn năng lượng có từ hành động đốt nhiên liệu hóa thạch, thậm chí sức cạnh tranh của nó với xăng dầu ngày một cao. Theo cô Mountford, chính phủ nên tập trung vào các dự án và cơ sở hạ tầng hỗ trợ năng lượng sạch.
“Chúng là những dự án tạo ra việc làm, thu hút nhà đầu tư, sẽ gây dựng được nền kinh tế sạch và hiệu quả”, cô nói. “Trong quá khứ, đầu tư vào cơ sở hạ tầng tức là xây đường. Hiện tại, chúng ta có thể đầu tư vào những cơ sở hạ tầng tự nhiên để giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”.
Với kinh nghiệm 16 năm cố vấn chính phủ về các chính sách môi trường, cô Mountford cho rằng Thỏa thuận Xanh của Liên minh Châu Âu, rằng sẽ đạt mức carbon trung tính vào năm 2050, sẽ là một trong những bước đi đúng đắn hậu đại dịch. Đây sẽ vừa là kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lại vừa là phương cách hậu thuẫn xã hội phát triển, chính là những gì ta cần làm khi đại dịch Covid-19 qua đi.
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng