Trong tình trạng đang có ngày càng nhiều những đứa trẻ rơi vào tình trạng trầm cảm, buồn bã, không hạnh phúc mà một phần nguyên nhân đến từ việc sử dụng điện thoại quá nhiều, thì các bậc phụ huynh nên xem lại chính bản thân mình trước khi chỉ trích những đứa trẻ trước đã.
Càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều khiến cho những đứa trẻ vị thành niên rơi vào trạng thái cô đơn, buồn chán, cũng như gây ra những tác động xấu về mặt tinh thần. Đặc biệt, tỉ lệ trẻ vị thành niên tự sát hiện tại đang cao nhất trong vòng hai thập kỷ trở lại đây, thậm chí còn cao hơn cả tỉ lệ xảy ra những vụ án giết người.
Nhà tâm lý học Ross Greene muốn giúp các bậc phụ huynh giảm thiểu nguy cơ này tối đa nhất có thể.
Ông là tác giả của cuốn sách mới ra mắt gần đây, tạm dịch là "Nuôi dạy con người: Tạo ra một mối quan hệ hợp tác với những đứa con của bạn", đòng thời đã phát hiện ra rằng những phương pháp ép buộc truyền thống không hề có ích trong việc thay đổi những hành vi không tốt của con cái.
"Nếu bạn cho rằng bạn có thể toàn quyền kiểm soát hành vi của con cái, thì tôi xin được nói thẳng là bạn đang ảo tưởng rồi," ông Greene cho biết. "Là người quan tâm sẽ luôn có tác dụng tốt hơn rất nhiều so với làm một người cố gắng kiểm soát".
Một trong những câu hỏi mà ông nhận được nhiều nhất từ các bậc phụ huynh là làm sao để giảm bớt tình trạng con cái mình cứ suốt ngày chúi mũi vào màn hình điện thoại.
"Thứ nhất, tôi nghĩ các bạn nên đặt giới hạn ra từ đầu. Trong nhiều trường hợp, các vị phụ huynh luôn để con của mình sử dụng điện thoại hết sức bừa bãi."
Các bậc phụ huynh nên học cách tránh việc sử dụng điện thoại hay máy tính bảng như một hình thức để dỗ dành con cái. Thay vào đó, nên đặt ra những quy định khi sử dụng các thiết bị này ngay từ đầu, để những đứa trẻ nhận thức được rằng mình nên dùng các thiết bị thông minh như thế nào.
Từ đó, Greene khuyên rằng các bậc phụ huynh cũng như con cái nên mở lòng ra với nhau về vấn đề này, để đạt được một phương án mà cả hai bên đều cảm thấy hài lòng. Ông thường ưu tiên những đứa trẻ mở lời trước, để chúng có thể cảm thấy mình không bị gò bó hay ép buộc gì cả.
"Có những đứa trẻ dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử, chỉ vì chúng không có bạn, cũng không biết cách kết bạn, càng không cảm thấy mình được yêu thương hay không có việc gì khác để làm," ông Greene chia sẻ. Và thế là những thiết bị này trở thành những người bạn của lũ trẻ.
Nếu không có quá trình đối thoại, cha mẹ sẽ không thể nào biết đến những vấn đề lớn hơn đang tồn tại xung quanh con cái của mình. Còn những bậc phụ huynh thích sử dụng những biện pháp ép buộc cứng rắn, thường sẽ để lại hậu quả nặng nề hơn là "muốn tốt cho những đứa trẻ" như lời mà họ thường nói.
"Đôi khi chúng ta cần phải bỏ ra rất nhiều công sức để có thể tìm cách giải quyết những vấn đề đang cản trở và gây tổn hại cho con cái của mình," ông Greene nói thêm.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng