Chuyện kinh doanh 2020: Hàng nghìn doanh nghiệp vẫn luẩn quẩn trong "guồng quay" số hóa
Không còn thời gian để chần chừ, hàng loạt doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức “chuyển đổi hay lụi tàn” dưới áp lực của dịch bệnh toàn cầu.
80% Doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn loay hoay với chuyển đổi số
Tại sự kiện Digital Transformation Outlook 2020, ông Lương Long Hiệp - Giám đốc công ty thực phẩm 2030 chia sẻ: "Tôi muốn ứng dụng công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh nhưng khi gặp các nhà cung cấp giải pháp được nghe quá nhiều thuật ngữ chuyên môn. Vì không hiểu họ nói gì nên tôi không dám chi tiền. Họ không bán được hàng, tôi cũng không giải quyết được vấn đề của mình."
Việc chưa hiểu được ngôn ngữ, khả năng của sản phẩm khiến nhiều doanh nghiệp chưa mạnh dạn chuyển đổi.
Chuyển đổi số cần được nhìn nhận là một quá trình biến đổi lên toàn bộ doanh nghiệp chứ không phải chỉ là một dự án. Công cuộc chuyển đổi không thể tách rời yếu tố con người và cần có lộ trình đào tạo.
Có đến 49,1% doanh nghiệp gặp phải tình trạng thiếu lao động có kỹ năng sử dụng công nghệ; 27,3% nhân viên ngại học, ngại thay đổi cung cách làm việc (theo Báo cáo Việt Nam CEO insight 2019). Sự nhận thức không đồng đều giữa các phòng ban trong công ty khiến quá trình chuyển đổi không đạt hiệu quả.
Chưa kể nhiều công cụ đang quá cồng kềnh, chi phí cao, rủi ro bảo mật, chưa phù hợp với trình độ tiếp cận, ngôn ngữ và tính năng chưa được tùy biến theo nhu cầu và bản sắc riêng của doanh nghiệp.
Dưới tác động của đại dịch, không còn thời gian để doanh nghiệp loanh quanh trong bài toán số hóa.
Sự tấn công của virus đã thúc đẩy xu hướng tiêu dùng online và tạo ra sự tăng tốc đáng kể cho lộ trình chuyển đổi số trong thập kỷ mới.
Diễn biến phức tạp của Covid-19 khiến doanh nghiệp phải đối mặt với hoàn cảnh khắc nghiệt nhất: Người tiêu dùng dừng những giao dịch trực tiếp, cả xã hội cách ly, hạn chế tiếp xúc, hàng loạt điểm bán bị đóng cửa, nhân viên không thể đến công ty làm giảm 10-20% hiệu quả, 34.900 doanh nghiệp Việt Nam phải rút lui khỏi thị trường,...
Xu hướng người dùng chính là động lực cho doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi để tăng cường tương tác với khách hàng và cung cấp cho khách hàng thứ họ thực sự muốn.
Thực tế tại Việt Nam, thay vì ngủ đông, đã có rất nhiều doanh nghiệp "biến nguy thành cơ", chuyển sang mô hình online để bắt kịp xu thế thị trường: Ông lớn trong ngành BĐS Vinhomes mở sàn giao dịch BĐS trực tuyến; Chuỗi thời trang Gumac đóng cửa, chuyển hướng bán online; Các doanh nghiệp bán lẻ đưa hàng loạt sản phẩm với khuyến mãi khủng lên các sàn TMĐT như Tiki, Shopee,...; VCCorp ứng dụng các công cụ làm việc online tại nhà hiệu quả,...
Là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất do đại dịch, nhiều doanh nghiệp lữ hành chuyển hướng bán thực phẩm online; Hàng loạt siêu thị lớn như Co.Opmart, Vinmart, Lotte triển khai mạnh dịch vụ đi chợ online; nhà hàng, quán ăn vỉa hè, quán cafe (Highlands Coffee, Lotteria, Kichi Kichi...) kết hợp cùng các dịch vụ giao hàng tận nơi,...
Khi chuyển hướng online, bạn đồng hành của các doanh nghiệp chính là các dịch vụ vận chuyển, shipper hoạt động hết công suất trước nhu cầu đặt hàng của người dân.
Chỉ trong thời điểm đỉnh dịch, doanh thu của chuỗi Bách hóa xanh tăng vọt lên 1.800 tỷ, Tiki ghi nhận sức mua 3.000-4.000 đơn/phút, dịch vụ giao hàng trực tuyến Speed L tăng gần 200% so với thời điểm trước, các shop online tăng 20-30% đơn hàng mỗi ngày,...
Giải pháp triển khai nhanh - đồng bộ - hiệu quả
Theo Ông Tuấn Nguyễn, Phó Tổng GĐ VCCorp, doanh nghiệp muốn vượt bão phải chuyển đổi số nhanh nhưng cũng phải chính xác. Không chỉ tìm kiếm một giải pháp công nghệ có thể sử dụng ngay, doanh nghiệp cần lựa chọn giải pháp phù hợp với năng lực vận hành, cân đối chi phí, đủ "mạnh" để triển khai lâu dài.
Với những doanh nghiệp đang chới với giữa cơn bão dịch bệnh, trọn bộ giải pháp của BizFly sẽ là chiếc phao cứu sinh hoàn hảo.
BizFly mang đến trọn bộ các công cụ marketing tự động mà doanh nghiệp có thể sử dụng ngay vào hoạt động marketing và sale như:
● BizFly Chatbot - nhân sự ảo trực chiến 24/7, giúp tư vấn và chốt đơn ngay tại nhà.
● BizFly Email Marketing chống spam, tự động gửi hàng loạt email giúp doanh nghiệp duy trì tương tác với khách hàng.
● Hệ thống lưu trữ dữ liệu CRM giúp doanh nghiệp tận dụng, khai thác dữ liệu mọi lúc mọi nơi.
● Giải pháp BizFly Nhà Hàng và Shopfly Quản lý bán hàng giúp tự triển khai hoạt động quản lý bán hàng, giảm sự phụ thuộc vào các bên thứ 3, chủ động mở rộng kênh bán.
Đây là những giải pháp Việt dành cho người Việt, được xây dựng và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu của VCCorp. Các công cụ thiết kế thân thiện giúp bất kể nhân viên nào cũng có thể dễ dàng sử dụng, tùy biến theo yêu cầu đặc thù doanh nghiệp, rút ngắn thời gian triển khai.
Nằm trong gói hỗ trợ doanh nghiệp từ VCCorp, các công cụ có chi phí cực hợp lý. Đặc biệt gói giải pháp BizFly Chat còn đang được miễn phí trọn đời với những tính năng không hề thua kém các sản phẩm tương đương phải trả phí trên thị trường.
Dịch bệnh Covid-19 vừa là thách thức, vừa là cơ hội để các doanh nghiệp nắm bắt, mạnh dạn chuyển mình để đạt được những mức tăng trưởng vượt trội hơn nữa.
Tham khảo ngay trọn bộ công cụ chuyển đổi số nhanh - đồng bộ - hiệu quả tại ĐÂY.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng