Chuyên viên cấp cao NSA đồng loạt rủ nhau nghỉ việc vì lương thấp

    Dink,  

    Những vụ rùm beng, vấn đề tài chính là một trong những lý do khiến những nhân viên cấp cao cũng nghỉ việc.

    Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA đang chảy máu chất xám với một tốc độ đáng lo ngại. Nhiều nhân viên với năng lực đặc biệt cao, những chuyên gia lớn trong lĩnh vực gián điệp đều đã chuyển sang làm những công việc tư nhiều lợi lộc với mức lương cao hơn.

    Theo thông tin từ các nhân viên trong bộ máy chính phủ Mỹ, tính từ năm 2015 đến nay, NSA đã mất tới vài trăm hacker, kỹ sư và nhà khoa học dữ liệu. Họ cũng nói thêm rằng việc này sẽ có khả năng ảnh hưởng nặng nề tới an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

     Trụ sở của NSA tại Maryland.

    Trụ sở của NSA tại Maryland.

    Trụ sở của NSA nằm tại Fort Meade, Maryland. Tại đó, nhân lực của NSA là khoảng 21.000 người – nơi đây sản sinh ra số lượng quân tình báo lớn nhất trong số 17 cơ quan tương tự NSA ở các nước trên thế giới. Những người "tốt nghiệp từ lò NSA" đều có trách nhiệm thu thập và phân tích thông tin tình báo đưa về hàng ngày, họ gánh trên vai những thông tin mật và gánh nặng bảo vệ an toàn an ninh quốc gia.

    "Những từ đồng nghĩa với cụm ‘lan như bệnh dịch’ có lẽ là cách tốt nhất để mô tả trường hợp này", Ellison Anne Williams, cực phân tích viên cấp cao tại NSA, người đã nghỉ việc năm 2016 để tự mở ra một công ty bảo mật dữ liệu tư mang tên Enveil, nói. Hơn 10 nhân viên tại Enveil cũng tới từ NSA cả. "Cơ quan tình báo này đang mất đi một lượng lớn nhân viên tài năng nhất, và việc mất người như vậy quả là một đòn giáng mạnh vào họ".

    Tuy vậy, NSA không nói rõ họ đang có bao nhiêu chỗ trống trong cơ quan của mình. Theo một vài thông số NSA đưa ra, thì tỷ lệ mất nhiên viên của chuyên gia khoa học, công nghệ và toán học là 5,6%, với hacker và những nhân viên cấp cao điều hành bộ phận quan sát là 8 tới 9%. Đa số lượng nhân viên mới về làm việc cho NSA đều thiếu kinh nghiệm thực tế và điều này có thể ảnh hưởng tới năng lực thu thập và phân tích thông tin tình báo của họ.

    Đẩy là thời điểm bất định trong lịch sử 65 năm tồn tại và phát triển của NSA. Thời điểm hiện tại, cơ quan này vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn từ phía dư luận, vẫn là dư âm từ vụ việc năm 2013, khi Edward Snowden thông báo với toàn thế giới rằng NSA đang theo dõi người dân Mỹ cùng nhiều quốc gia khác. NSA vẫn chưa thực sự phục hồi từ sự kiện ấy. Cách đây không lâu, NSA hứng chịu những đợt tấn công an ninh lớn khiến nhân viên tại đây không khỏi giật mình lo sợ.

    Một yếu tố khiến cho NSA bất ổn nữa là việc họ thừa lệnh sáp nhập nhiệm vụ tình báo điện tử tối mật của mình với chiến dịch phòng vệ mạng, bên cạnh nhiều thay đổi bộ máy khác. Khó khăn chồng chất khó khăn. Cán bộ tại NSA cũng không đồng tình với những công việc mới và tính chất các nhiệm vụ hiện tại. Một người nghỉ, những người khác sẽ nghỉ theo – một hiệu ứng domino không quản lý nào muốn nhìn thấy.

    Vấn đề này nghiêm trọng tới mức trong buổi gặp mặt các nhóm hack hàng đầu của NSA, đã có nhân viên đưa ra ý kiến với giám đốc NSA là ông Michael S. Rogers. Theo lời nhiều người, ông Rogers đã dập tắt mọi lời xì xào bán tán, rằng chẳng có việc chảy máu chất xám nào đang diễn ra cả, nhân viên dừng phàn nàn và quay về làm việc đi.

     Michael S. Rogers.

    Michael S. Rogers.

    Phát ngôn viên của NSA, Tommy Groves khẳng định rằng ý kiến của nhân viên đã được cấp trên xem xét, dẫn tới việc tăng lượng, thăng cấp và những cơ hội làm việc trong những bộ phận khác của NSA.

    Rogers dự định về hưu vào mùa Xuân năm nay, kết thúc nhiệm kỳ 4 năm đầy thăng trầm của mình tại NSA. Chưa rõ người kế nhiệm ông là ai.

    Nhiều người vẫn tin vào một tương lai tươi sáng cho cơ quan tình báo này, rằng việc chảy máu chất xám vẫn đã và đang diễn ra, NSA sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày