Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết
Vũ trụ quả là một nơi chứa đựng bao điều bí ẩn!
Hầu hết chúng ta đều khám phá vũ trụ thông qua phim ảnh hoặc các tài liệu của NASA, SpaceX. Có thể nói đây là ranh giới mà cả nhân loại đang từng ngày khám phá từng chút một, các nhà khoa học hàng đầu thế giới đang ngày đêm nghiên cứu về nó.
Dưới đây là 15 sự thật ngỡ ngàng về vũ trụ mà không phải ai cũng biết
#1 NASA đã ghi lại được các “âm thanh” kỳ lạ từ bên ngoài không gian
Tàu không gian Kepler đã thu được dữ liệu dưới dạng ánh sáng từ ngoài không gian, sau đó chuyển chúng sang định dạng âm thanh. Cụ thể, NASA đã sử dụng công nghệ để thu dữ liệu từ sóng radio, plasma và từ trường, sau đó chuyển chúng thành dạng âm thanh để nghe xem, liệu có gì đang xảy ra ngoài không gian.
Âm thanh này khi nghe gần giống với tiếng hét của xe cứu thương hoặc tiếp “bíp” nhỏ phát ra từ tàu của người ngoài hành tinh vậy!
#2 Hoàng hôn trên Sao Hỏa có màu xanh
Các chuyên gia đã NASA đã chụp được bức ảnh này tại Sao Hỏa vào năm 2015. Tại đây, hoàng hôn có màu xanh da trời chứ không phải đỏ hay ám vàng như trên Trái Đất.
Lý do bởi các hạt bụi mịn trong bầu khí quyển của Sao Hỏa cho phép ánh sáng xanh đi qua dễ dàng hơn các ánh sáng khác có bước sóng dài hơn, như vàng, cam, đỏ.
#3 Chi phí chuyển đồ ra ngoài vũ trụ là siêu siêu đắt đỏ
Chuyên gia và kỹ sư trạm không gian Ravi Margasahayam đã chia sẻ, mỗi một pound kiện hàng (khoảng 0,45 kg) sẽ tốn khoảng 10.000 USD để “ship” lên không gian. Mức giá này còn cao hơn với SpaceX của Elon Musk với 27.000 USD và tàu Cygnus với 43.180 USD.
Nếu tính cụ thể, một chai nước 500ml sẽ có giá từ 9.000 USD (khoảng 200 triệu đồng), hoặc một quả chanh sẽ có giá khoảng 2.000 USD.
#4 Ngoài không gian có rất nhiều rác
Ngoài không gian có không ít rác thải của con người, hầu hết chúng đều có nguồn gốc từ các bộ phận tên lửa bỏ đi trong quá trình phóng hoặc các vệ tinh bị hỏng hóc. Những vật thể này bay quanh quỹ đạo Trái Đất với vận tốc hơn 28.000 km/h, nghĩa là gấp 10 lần tốc độ đạn bay.
Rác thải vũ trụ rất nguy hiểm, bởi chỉ cần một va chạm nhỏ cũng có thể gây ra phản ứng dây chuyển, tạo nên một đám bụi mờ xung quanh Trái Đất khiên cho việc du hành vũ trụ đặc biệt nguy hiểm. Điều này cũng đã được tái hiện lại thông qua bộ phim “Gravity” được ra mắt vào năm 2013.
#5 Dấu chân của các nhà thám hiểm vũ trụ có thể in hằn trên Mặt Trăng tới 100 triệu năm
Bề mặt đá của Mặt Trăng đang bị xói mòn với tốc độ khoảng 1mm mỗi 1 triệu năm. Điều này có nghĩa, dấu chân của các phi hành gia lần đầu tiên đặt lên Mặt Trăng vào năm 1969, sẽ có thể vẫn còn dấu vết sau 10 - 100 triệu năm sau.
#6 Bên ngoài không gian thường “khá lạnh”, nhưng đôi khi lại rất nóng
Tại những nơi tối tăm nhất vũ trụ, nhiệt độ có thể hạ tới gần âm 235 độ C. Nhưng nếu bạn đang di chuyển gần Trái Đất với ánh nắng chói chang, nhiệt độ lúc này có thể lên tới 120 độ C. Đây cũng là lý do các phi hành gia phải mặc bộ đồ bảo hộ có màu trắng để phải lại ánh sáng.
#7 Một năm trên Sao Kim dài hơn một ngày
Sao Kim có tốc độ quay quanh trục quá chậm, nếu so với Trái Đất. Cụ thể, ngôi sao lạ lùng này mất tới 243 ngày Trái Đất để hoàn thành một vòng quay quanh trục của chính mình. Tuy nhiên nó lại chỉ cần có 225 ngày Trái Đất để hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Mặt Trời. Bởi vậy mà thời gian một năm của Sao Kim lại có thời gian ngắn hơn cả một ngày!
#8 Trạm không gian có kích cỡ chỉ bằng một sân bóng đá Mỹ
Trạm Không gian Quốc tế ISS có chiều dài 108m, ít hơn khoảng 1m so với một sân bóng đá Mỹ. Cả trạm có khối lượng gần 420 tấn. Đây được coi là công trình lớn nhất của con người từng xây dựng được đưa ra ngoài không gian.
Trạm ISS cũng từng đón 230 người từ 18 quốc gia khác nhau tới để phục vụ cho nghiên cứu và làm các nhiệm vụ liên quan.
#9 Bạn sẽ tồn tại được khoảng 15 giây ngoài vũ trụ nếu không mặc đồ bảo hộ
Ngoài không gian, chúng ta sẽ tử vong chỉ sau vài giây. Lý do bởi không hề có áp suất, giãn nở không khí. Điều này có nghĩa, khi không mặc bộ đồ bảo hộ, không khí bên trong phổi của bạn sẽ giãn nở liên tục và xé qua các mô trong cơ thể. Lượng ôxy trong máu sẽ bị tiêu hao nhanh chóng và bạn sẽ không còn ôxy chỉ sau 15 giây.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ bị sôi máu, nổ mao mạch, mất kiểm soát ruột và đầy hơi. Nghe có vẻ không vui lắm nhỉ...
#10 Ngoài không gian cũng có luật pháp (dành cho con người)
Không gian vũ trụ có thể là một nơi không thuộc chủ quyền của bất cứ ai, thế nhưng con người vẫn cần đặt ra một số luật lệ nhất định để đảm bảo an toàn cho cả nhân loại.
Cụ thể, Văn phong Liên Hiệp Quốc về Không gian đã phê duyệt một đạo luật đặc biệt, đảm bảo rằng không gian ngoài Trái Đất sẽ không trở thành một khu vực chiến tranh hoặc bãi thử nghiệm hạt nhân.
#11 Không gian vũ trụ không hề trống rỗng
Ngoài các hành tinh, ngôi sao, thiên thạch, bạn sẽ nghĩ rằng không gian xung quanh sẽ hoàn toàn trống rỗng. Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn không đúng. Không gian vũ trụ còn bao gồm các đám mây bụi giữa các vì sao, plasma và tia vũ trụ.
#12 Lý do vì sao vũ trụ lại có màu đen
Khi nhìn lên bầu trời, nhiều người sẽ tự hỏi, vì sao khoảng không gian ngoài Trái Đất lại có màu đen? Hóa ra câu trả lời lại đơn giản hơn bạn nghĩ.
Cụ thể, hiện tượng này còn được gọi là “nghịch lý Olbers”, đặt theo tên nhà thiên văn học người Đức Heinrich Wilhelm Olbers. Năm 1823, ông đã công bố, nếu vũ trụ là vô hạn, có muôn vàn các ngôi sao, phi thời gian và ở dạng “tĩnh” thì chúng ta sẽ nhìn thấy các hành tinh ở khắp mọi nơi. Điều này cũng tương tự như khi đứng trong một rừng cây, bạn nhìn quanh mình nhưng sẽ không có khoảng trống mà chỉ thấy cây cối mà thôi.
Tuy nhiên, Edwin Hubble sau đó đã khám phá ra rằng vũ trụ đang mở rộng, không hề ở dạng tĩnh, bức xạ nhiệt còn sót lại từ vụ nổ Big Bang cho biết vũ trụ đã có 13,8 tỷ năm tuổi. Chúng ta thấy màu đen và không thấy các ngôi sao ở mọi nơi là bởi, chúng ở quá xa chúng ta và tới giờ ánh sáng của chúng vẫn chưa đi đến được Trái Đất.
#13 Khối lượng của Mặt Trời chiếm 99,8% Hệ Mặt Trời
Mặt trời có khối lượng 1.989 × 10 30 kg, chiếm 99,8% Hệ Mặt Trời. Nếu so sánh, Trái Đất chúng ta chỉ như một hạt bụi nhỏ!
#14 Trung tâm Dải Ngân Hà Milky Way có hàng chục ngàn hố đen
Theo một nghiên cứu mới đây, có tới hàng chục ngàn hố đen tại trung tâm của Dải Ngân Hà Milky Way. Hố đen thực chất rất khó để phát hiện, bởi ánh sáng không thể thoát ra khỏi hố đen. Tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm ra chúng bằng cách sử dụng tia X.
#15 Có hơn 1 triệu tỷ tỷ (1.000.000.000.000.000.000.000.000) ngôi sao trên toàn vũ trụ
Sau 9 năm quan sát, đài thiên văn Hubble đã phát hiện ra khoảng 10.000 thiên hà tại những vùng tối tăm nhất, sâu nhất vũ trụ.
Milky Way của chúng ta có khoảng 100 tỷ ngôi sao, nếu nhân con số này lên thì sẽ có khoảng 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trên toàn vũ trụ. Thậm chí con số này vẫn còn quá nhỏ, bởi chúng ta sẽ còn phát hiện thêm nhiều ngân hà nữa nếu công nghệ trong tương lai phát triển hơn!
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng