Cỗ máy y khoa đắt đỏ bậc nhất thế giới, được mệnh danh hung thần diệt ung thư: Công nghệ phương Tây được Trung Quốc tự chủ, bệnh nhân vui mừng vì giá điều trị giảm nửa
Sau nhiều năm sử dụng những cỗ máy với chi phí cao từ nước ngoài, Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng hàng sản xuất nội địa.
- Giới trẻ đua nhau 'chữa lành' với chatbot AI
- Thị trường xe điện Việt còn nhiều tiềm năng chưa khai phá, VinFast được dự đoán sẽ sớm trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu khu vực ASEAN
- GPU chơi game đầu bảng của Nvidia có thể bẻ khóa mật khẩu phức tạp trong vòng chưa đầy một giờ
- Tesla loay hoay tại một quốc gia châu Á: Dân chi hơn 20 triệu đồng giữ chỗ nhưng 7 năm không nhận được xe, Elon Musk hứa đủ điều, gần 1 thập kỷ vẫn chưa tới xây nhà máy
- Xuất hiện loại bánh mì mỏng như tờ giấy ăn, dân mạng rần rần thích thú: "Chưa bao giờ tôi muốn ăn khăn giấy đến thế"!
Cỗ máy đắt đỏ
Xạ trị Proton là một trong những phương pháp điều trị bức xạ ung thư tiên tiến nhất trên thế giới. Nó có thể tấn công tế bào ung thư trực tiếp mà không làm tổn hại đến các mô khỏe mạnh xung quanh, tỉ lệ chính xác rất cao.
Được biết, mỗi máy chiếu tia proton có giá từ 80 triệu đến 100 triệu USD. Tại Singapore, Bệnh viện Mount Elizabeth Novena (MNH) đã trở thành cơ sở chăm sóc sức khỏe đầu tiên tại nước này nhận được giấy phép vận hành hệ thống đắt đỏ này. Hai tổ chức khác, Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore (NCCS) và Viện Y học Tiên tiến Singapore (SAM), đang chờ cấp giấy phép để bắt đầu phương pháp điều trị tương tự.
Vì là một liệu pháp phức tạp và yêu cầu máy móc hiện đại bậc nhất nên giá trị liệu bằng phương pháp này không hề rẻ. Được biết, mức giá trung bình với trang thiết bị của châu Âu tiêu tốn khoảng tổng cộng 60.000-70.000 USD cho toàn bộ quá trình điều trị đối với mỗi bệnh nhân tại Singapore.
Tại Trung Quốc, Trung tâm Proton và Ion nặng Thượng Hải đã nhập khẩu máy chiếu xạ từ Đức và thu mức giá khoảng 300.000 nhân dân tệ (tương đương 40.000 USD) cho mỗi lần điều trị.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, máy Proton nội địa đầu tiên do Trung Quốc sản xuất đã trở thành bước đột phá lớn trong công nghệ y tế của quốc gia này. Mặc dù Trung Quốc chưa công bố giá tiền của máy Proton tự sản xuất, nhưng chi phí điều trị cho bệnh nhân chỉ là 40.000 nhân dân tệ (5.556 USD) cho lần điều trị đầu tiên và 15.000 nhân dân tệ (2.000 USD) cho mỗi lần điều trị tiếp theo.
Nhờ vậy, chi phí tối đa cho mỗi lần điều trị chỉ ở mức 170.000 nhân dân tệ (23.000 USD), gần bằng một nửa so với liệu trình tương tự nhưng dùng máy nhập khẩu từ nước ngoài và bằng một phần ba so với chi phí điều trị tại các quốc gia khác.
Theo Shanghai Daily, tính tới hết tháng 3 vừa qua, hệ thống xạ trị Proton sản xuất nội địa đầu tiên của Trung Quốc đã điều trị cho 100 bệnh nhân, trong đó có 3 trẻ em và các trường hợp nhẹ tại chi nhánh phía bắc của Bệnh viện Thụy Kim.
Hệ thống bắt đầu vận hành thử nghiệm từ tháng 7 năm ngoái và được phê duyệt vận hành chính thức vào tháng 11. Các quan chức bệnh viện cho biết, bệnh nhân thứ 100 đánh dấu một cột mốc quan trọng về khả năng sản xuất thiết bị y tế cao cấp trong nước và cho phép bệnh nhân Trung Quốc được điều trị bằng bức xạ tiên tiến với chi phí thấp hơn.
Tiến sĩ Chen Jiayi, giám đốc khoa bức xạ của Bệnh viện Thụy Kim cho biết: “Dựa trên máy Proton nội địa, chúng tôi đã tự phát triển hướng dẫn lâm sàng và hoàn thiện thực hành y tế, đồng thời hình thành tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật của riêng mình, đặc biệt là nhắm đến các bệnh ung thư phổ biến ở người Trung Quốc”.
Trong số 100 bệnh nhân, có 29 trường hợp mắc bệnh ung thư ở đầu hoặc cổ, 35 trường hợp mắc bệnh ung thư vú, 22 trường hợp mắc bệnh ung thư ở vùng ngực, 9 trường hợp mắc bệnh ung thư bụng hoặc khoang chậu và 5 trường hợp mắc bệnh ung thư cột sống hoặc tứ chi.
Tiến sĩ Chen cho biết: “Thực hành lâm sàng của chúng tôi bao gồm tất cả các phần điều trị ung thư và tất cả bệnh nhân đều ghi nhận quá trình điều trị suôn sẻ, không chịu tác dụng phụ. Một số bệnh nhân đã cho thấy kết quả tích cực".
Chi phí y tế cho việc điều trị bằng Proton không được bảo hiểm y tế do chính phủ chi trả mà được chi trả bởi bảo hiểm thương mại và huhuibao , một loại bảo hiểm y tế bổ sung ngân sách tư nhân dành cho người dân Thượng Hải.
Rào cản kinh tế
Thiết bị trị liệu bằng Proton là một trong những thiết bị y tế lớn nhất và phức tạp nhất trên thế giới hiện nay. Rào cản lớn nhất là chi phí kinh tế để nghiên cứu, phát triển và sản xuất. Trước đây, thị trường thiết bị trị liệu bằng Proton của Trung Quốc chỉ có thể tới từ nhập khẩu nước ngoài bởi không có hàng nội địa.
Giá mua và chi phí bảo trì thiết bị nhập khẩu cao dẫn đến chi phí cho một đợt điều trị cao. Nhưng trong năm 2022, thiết bị trị liệu bằng Proton nội địa đầu tiên đã vượt qua kiểm duyệt sản phẩm của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Nhà nước Trung Quốc và được phép đưa vào sử dụng.
Theo Straitstimes, mặc dù liệu pháp Proton không tốt hơn xạ trị thông thường về mặt tiêu diệt tế bào ung thư hoặc thu nhỏ khối u, nhưng nó gây ra ít tổn thương hơn đáng kể cho các mô và cơ quan khỏe mạnh xung quanh.
Nguyên nhân là do trong liệu pháp proton, chùm tia sẽ dừng lại ở vị trí có khối u. Với phương pháp xạ trị thông thường, chùm tia tiêu diệt các tế bào ung thư sẽ không dừng lại mà tiếp tục đi xuyên cơ thể (giống như đường đạn bay), gây ra tổn thương các bộ phận khác.
Bác sĩ ung thư bức xạ MNH Lee Kuo Ann giải thích: “Các hạt proton dừng lại trong khối u và không để các mô bình thường ở phía bên kia của khối u tiếp xúc với bức xạ”.
Do đó, liệu pháp này sẽ làm giảm tác dụng phụ và sẽ làm giảm các vấn đề về tăng trưởng và phát triển ở trẻ em và thanh niên. Với tác dụng ưu việt này, giá của xạ trị Proton cao hơn xạ trị thông thường nhiều lần.
Tham khảo Global Times, Shanghai Daily, StraitsTimes
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng