Cùng với sự chững lại của đà tăng trưởng smartphone, xu hướng thiết kế nội dung cũng không còn chỉ xoay quanh di động nữa, mà thay vào đó là một xu hướng mới, "Multiscreen".
Trong một vài năm qua, cụm từ “mobile first” (di động trước tiên) đã trở thành mốt phổ biến. Đính kèm “mobile first” khi gửi đến các công ty quản lý quỹ và thế là giá trị doanh nghiệp của bạn sẽ nhân lên nhiều lần. Điều tương tự với các cụm từ như “dot-com”, “slo-mo” (hiệu ứng quay chậm), “cloud-based” (nền tảng đám mây) và “big data” (dữ liệu lớn) vào thời kỳ cực thịnh của những xu hướng này. Nhưng trong khi việc thiết kế cho di động vẫn là một phần quan trọng của bất cứ chiến lược phát triển nào, ý tưởng về “mobile first” và “mobile only” đang trở nên lỗi thời và sẽ chỉ còn đúng cho những tình huống và ứng dụng cụ thể.
Ý tưởng ưu tiên cho di động là việc thiết kế các trải nghiệm trực tuyến cho Web di động trước khi thiết kế cho máy tính để bàn. Trong nhiều trường hợp, nó còn có nghĩa rộng hơn, ví dụ như thiết kế gần như dành riêng cho di động hay lấy di động làm trung tâm, với các nỗ lực phát triển đều được ưu tiên cho di động. Tất nhiên, nguyên nhân đến từ sự tăng trưởng khổng lồ trong việc sử dụng di động, so với thời gian dành cho PC hay các loại màn hình khác như TV. Nhưng trong khi lượng dữ liệu được tiêu thụ trên di động tiếp tục tăng theo cấp số nhân, chủ yếu là video và các nội dung đa phương tiện, sự chuyển dịch về thiết bị tiêu thụ dữ liệu đã bắt đầu chững lại.
Tại sao lại như vậy? Có vẻ như cuộc cách mạng mà Steve Jobs đề cập, “kỷ nguyên hậu PC” đã phải tạm dừng một chút hay có lẽ nó đã lệch một chút sang hướng khác với dự đoán của ông. Trong khi doanh số laptop và PC không giống như đang trong giai đoạn tăng trưởng, thì thị trường này cũng không chết.
Thay vào đó, chúng ta đang thấy sự chuyển dịch sang những thiết bị tiêu dùng mỏng hơn, với ứng dụng và nội dung trên đám mây. Ví dụ, Chromebooks cũng đã có phân khúc thị trường của riêng mình, chẳng hạn cho giáo dục với K-12. Chúng ta cũng đang thấy một cuộc cách mạng trên thị trường tablet, với một vài sản phẩm thành công như Surface, khi tăng trưởng nhờ sự kết hợp của cả hai thế giới. Tablet là các thiết bị tiêu thụ nội dung đa phương tiện tuyệt vời, và đặc biệt hữu dụng trong các ngành nghề như bất động sản hay kinh doanh dược phẩm. Nhưng đối với đa số các chuyên gia, PC vẫn là thiết bị thống trị, và smartphone/tablet chỉ là thiết bị phụ trợ.
Một nhân tố khác là sự tăng trưởng ổn định và cải thiện về chất lượng các ứng dụng Web và thiết kế đáp ứng, khi nội dung có thể đáp ứng với màn hình tại từng thời điểm. Điều này dường như đã loại bỏ được cuộc tranh cãi giữa native app (ứng dụng gốc) và HTML5, hay ít nhất cho đến khi việc một trong hai bên mất đi trở thành mối quan tâm. Trong một vài năm tới, cả hai điều này gần như sẽ cùng tồn tại, khi quỹ đạo của sự sáng tạo trên phần cứng ngắn hơn phần mềm và cuộc cách mạng trải nghiệm người dùng.
Vậy điều này có nghĩa là gì? Dường như trọng tâm của thiết kế sẽ ít dần trải nghiệm “mobile first” và hướng nhiều hơn đến việc tối ưu cho trải nghiệm trên nhiều màn hình, hay “screen of the moment”. Hãy cùng đối diện với nó. Nếu chúng ta đang đặt tên smartphone ngày hôm nay, chúng ta sẽ gọi nó là một máy tính xách tay, hơn là điện thoại thông minh nữa. Thiết bị này có một giá trị độc đáo và to lớn: luôn bên cạnh bạn, luôn bật, xác định vị trí, và trở nên hữu dụng hơn nhiều thứ hàng ngày. Vì vậy phát triển khả năng tiến hóa của những chiếc máy tính xách tay này là rất quan trọng. Có khả năng trong vài năm tới, chúng ta sẽ được chứng kiến sự kết hợp giữa các yếu tố hình thức của tablet, laptop và Chromebook theo một cách nào đó.
Chúng ta cũng nên chú ý tới vài trò của TV trong tất cả việc này. Khi nội dung đi kèm với những yếu tố khác, như nền tảng đám mây và ít dây nối hơn, tìm kiếm tốt hơn và tương tác hơn, thiết bị thường được biết đến như “chiếc TV ngồi trong căn phòng nhỏ của bạn”, sẽ có thể là một màn hình 60 inch và di chuyển một cách dễ dàng quanh nhà bạn. Hay các hình ảnh sẽ được chiếu lên một mặt phẳng lớn.
Ý tưởng “mobile first” đã tiến hóa thành chiến lược “multiscreen” (đa màn hình). Bước tiến hóa này sẽ buộc nội dung trực tuyến và ứng dụng sẽ phải điều chỉnh, trên cơ sở các thiết bị điện toán xách tay và bối cảnh của từng thời điểm.
Tham khảo Recode
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng