Nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc không để tâm nhiều tới lợi nhuận từ bán phần cứng và tự coi mình là công ty dịch vụ. Đã đến lúc điều này cần phải thay đổi.
Các nhà đầu tư liên tục tìm kiếm lý do để tha thứ cho Xiaomi sau phiên IPO tệ hại nhưng họ dường như vẫn chưa tìm thấy chúng. Cổ phiếu của Xiaomi đã đảo ngược mức tăng 2,1% xuống giảm 5,5% trong phiên giao dịch sáng 21/8 trên sàn chứng khoán Hồng Kông vì báo cáo thu nhập quý 2. Kể từ khi IPO vào tháng 7/2018, cổ phiếu của kỳ lân công nghệ Trung Quốc đã giảm 47%. Trước cú đảo ngược sáng nay, Xiaomi đã có 3 ngày tăng liên tiếp với mức tăng 7%, làm dấy lên hy vọng cổ phiếu này đã chạm đáy.
Thông cáo báo chí của Xiaomi cho thấy khoảng cách giữa nhận thức của công ty và các nhà đầu tư. Xiaomi chỉ thu về 1,96 tỷ tệ, tương đương 278 triệu USD, trong quý vừa qua, thấp hơn so với ước tính trung bình 2,6 tỷ tệ của các nhà phân tích. Trong khi đó, Xiaomi vẫn tự thuyết phục rằng tất cả đều ổn và số liệu phù hợp với đường lối của họ. Các nhà đầu tư không đồng tình với quan điểm này.
Xiaomi cho rằng, trọng tâm của vấn đề là mô hình kinh doanh. Từ khi IPO, Xiaomi luôn nhấn mạnh họ không đặt nặng lợi nhuận từ điện thoại thông minh. Thay vào đó, họ nhấn vào cơ sở dữ liệu của hàng trăm thiết bị cầm tay được cài phần mềm Xiaomi, điều có thể giúp phát triển quảng cáo và các dịch vụ khác mang lại nguồn thu cao hơn.
Tuy nhiên, con số quý 2 không nói lên điều đó. Dù có nhiều thiết bị hơn nhưng doanh thu quảng cáo Xiaomi lại sụt giảm. Người dùng hàng tháng với giao diện MIUI, được xây dựng dựa trên hệ điều hành Android, đã tăng 34,7% lên 278,7 triệu trong 12 tháng tính đến ngày 30/6. Tuy nhiên, doanh thu quảng cáo lại giảm 0,6% tương đương 2,5 tỷ tệ. Nói theo cách khác, doanh thu quảng cáo trên mỗi người dùng đang giảm xuống.
Dẫu vậy, vẫn có những mặt tích cực. Đó là phân khúc điện thoại thông minh không vì lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên các thiết bị cầm tay của Xiaomi đã tăng lên 8,1%, mức cao nhất trong gần 2 năm qua. Trước khi IPO, Lei Jun, nhà sáng lập Xiaomi, cam kết giới tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh số phần cứng tối đa là 5% để xây dựng một doanh nghiệp dựa trên dịch vụ.
Lý giải cho điều này, có thể thấy doanh số điện thoại thông minh cao cấp của Xiaomi đang mạnh. Nó là dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng đang sẵn sàng trả giá cao để có các thiết bị chất lượng tốt. Xiaomi cũng không cần phải nói rằng họ phải hy sinh lợi nhuận các thiết bị cầm tay để đảm bảo chúng có một mức giá tốt.
Xiaomi cũng có thể không cần phải nói chuyện với các nhà đầu tư rằng lợi nhuận từ điện thoại thông minh không phải vấn đề. Kết quả quý 2 cho thấy việc kiếm tiền từ các thiết bị cầm tay không phải không tương thích với lượng người dùng ngày càng tăng và những người hâm mộ cảm thấy vui vẻ với thiết bị Xiaomi.
Các lãnh đạo Xiaomi càng sớm thừa nhận rằng họ đã sai và nắm lấy lợi nhuận từ phần cứng thì cổ phiếu của họ càng sớm có khả năng phục hồi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng