Một ý tưởng hay, nhưng thực tế phũ phàng khiến những chiếc xe hơi bay không thể sản xuất hàng loạt như những chiếc ô-tô.
Như chúng ta vẫn thấy, hầu hết phương tiện di chuyển trong giờ cao điểm vẫn lăn bánh trên mặt đất. Bất kể sự tiến bộ đang diễn ra từng ngày từng giờ trong ngành công nghiệp hàng không và xe hơn, chiếc xe hơi có thể cất cánh và bay được vẫn còn khá xa vời, ý tưởng về chiếc xe hơi biết bay đã bị loại bỏ vì không có chỗ đứng trong tâm trí của các nhà công nghiệp. Nhưng trên thực tế, xe hơi bay đã ra đời từ mãi đầu những năm 1900.
Một phi công tên là Glenn Curtiss đã được cấp bằng sáng chế xe hơi bay vào năm 1917, dẫn theo Popular Mechanics.
Chiếc xe hơi bay Model 11, theo như ý muốn của Curtiss phải là một chiếc xe có nội thất sang trọng bên trong, trái ngược với trang bị nghèo nàn của máy bay tại thời điểm đó.
Thế chiến thứ nhất làm việc phát triển nó trở nên phức tạp, và chiếc xe hơi bay này đã không thể cất cánh bay như dự định.
Trong khi chiếc xe này - một trong những mẫu xe bay đầu tiên trên thế giới, đã không bao giờ có thể cất cánh thì những chiếc xe sau lại làm được điều này. Chiếc “Roadable” đã bay được trong một khoảng thời gian ngắn trong năm 1921, và chiếc “Fulton Airphibian”, được sự chấp thuận của FAA đã cất cánh thành công.
Đáng tiếc là chiếc “Fulton Airphibian” lại không thể đi vào sản xuất hàng loạt, tất cả chỉ vì cái tên của nó không hấp dẫn các nhà đầu tư cho lắm.
Nhiều người khác đã nỗ lực cố gắng để biến ý tưởng xe hơi bay thành hiện thực trong khoảng thời gian giữa thế kỷ 20, nhưng “Taylor Aerocar” mới là chiếc thường được nhắc đến là chiếc xe bay đầu tiên, có thể là vì đây là mẫu xe bay đầu tiên này được đi vào sản xuất
Đây là một sản phẩm của kỹ sư Moulton Taylor, có hai chỗ ngồi với bộ cánh bay có thể xếp gọn và kéo theo sau xe.
Chiếc xe đi vào sản xuất hàng loạt vào năm 1954, có thể đi trên mặt đất với tốc độ tối đa là 97 km/h, bay với vận tốc tối đa 190km/h, có khả năng bay cao gần 4000m.
Với phiên bản thương mại của chiếc xe, kỹ sư Taylor hi vọng có thể xây dựng được một khu trao đổi mua bán riêng cho những chiếc xe bay này vào năm 1960. Nhưng chỉ có năm chiếc xe bay được chế tạo – theo tờ Newyork DailyNew, bốn trong số chúng vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay, hai chiếc trong viện bảo tàng, hai chiếc thuộc về bộ sưu tập cá nhân
Kể cả khi chiếc Taylor Aerocar, không như những chiếc xe bay khác, gặt hái được nhiều thành công thì những chiếc xe bay-cho đến tận ngày nay vẫn không thu hút được nhiều sự chú ý.
Do một vài lý do khác nhau, mà lý do chính vẫn là tiêu chuẩn nghiêm ngặt của FAA (Federal Aviation Administration) mà đến nay mới chỉ có hai mẫu xe được cấp phép bay, trong rất nhiều mẫu xe đã được FAA xem xét.
Lý do chính là vì tiêu chuẩn kỹ thuật, vấn đề pháp lý và những khó khăn trong việc xin cấp giấy phép – ác mộng của những chiếc xe hơi bay. Ví dụ, tiêu chuẩn về trọng lượng và vật liệu chế tạo giữa các phương tiện đi trên mặt đất và phương tiện bay khác nhau đáng kể.
Hiện nay, mới chỉ có chiếc Terrafugia Transition nhận được đặc quyền đặc biệt để sử dụng cửa số nhựa và lốp bánh xe máy cho việc giảm trọng lượng, theo Polular Mechanics.
Chiếc Transition đã ra mắt từ cách đây khoảng một năm, nhưng tới giờ vẫn chỉ cho đặt trước và cũng chưa có giá cả cụ thể.
Xe hơi bay vẫn đang là môt ý tưởng xa xôi và kỳ lạ, mặc dù chúng luôn cố gắng để có mặt trên thị trường. Tương lai của nó, có thể sẽ khác nếu công nghệ chế tạo Hoverboard được hoàn thiện, lúc đó thì xe hơi bay ít nhất cũng sẽ có chỗ đứng của mình.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng