Nếu cố tình cập nhật sai thông tin thuê bao di động, cá nhân và tổ chức có thể bị xử phạt đến 100 triệu đồng.
Các kênh online là cách thức thuận lợi nhất để thuê bao chủ động bổ sung thông tin, ảnh chân dung cho số điện thoại của mình lẫn người thân, nhưng nếu cập nhật sai, họ có thể bị xử phạt nặng.
Kênh online tạo thuận lợi cho người dân chủ động bổ sung thông tin thuê bao. |
Phạt đến 100 triệu đồng
Theo quy định của Nghị định 49/2017, những cá nhân, tổ chức giả mạo hoặc sử dụng thông tin, ảnh chụp của người khác để đăng ký thông tin thuê bao cho mình sẽ bị phạt tiền.
Cụ thể, việc "giả mạo, sử dụng giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận pháp nhân của cá nhân, tổ chức khác để giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung" sẽ bị phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng.
Đặc biệt, phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với hành vi cung cấp hoặc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để giả mạo thông tin, ảnh chụp giấy tờ của cá nhân, tổ chức, ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng để thực hiện việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.
Đây được xem là mức phạt rất nặng với các cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc đăng ký thông tin chính chủ cho thuê bao đi động.
Hiện nay cả ba nhà mạng lớn là MobiFone, VinaPhone và Viettel đều cho phép khách hàng của mình có thể chủ động cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung thông tin thuê bao, ảnh chụp chân dung, ảnh chứng minh nhân dân để đảm bảo đăng ký chính chủ cho số điện thoại di động đang sử dụng.
Sự tiện lợi này vừa giúp khách hàng khỏi mất công mất thời gian đi làm thủ tục thủ công vừa giúp các nhà mạng và đại lý ủy quyền "nhẹ gánh" trong khâu đón tiếp và phục vụ khách hàng. Thế nhưng, đây cũng là khe hở cho những người "ngại" cũng cấp thông tin thật của mình hoặc có chủ ý lợi dụng thông tin cá nhân của người khác.
Trong khi thực trạng hiện nay nhiều đại lý giao dịch của nhà mạng sử dụng thông tin của một người để đăng ký cho rất nhiều số điện thoại khác nhau. Nhờ yêu cầu cập nhật lại thông tin, nhiều người dùng đã phát hiện thông tin cá nhân của mình đang bị đại lý và nhà mạng sử dụng để đứng "chính chủ" cho hàng chục, thậm chí hàng trăm số điện thoại khác.
Mức phạt với nhà mạng chưa đủ răn đe
Theo quy định của Nghị định 49, nhà mạng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng trên mỗi số thuê bao đối với hành vi cung cấp dịch vụ cho thuê bao có thông tin thuê bao không đúng quy định. Tuy nhiên, mức xử phạt của Nghị định lại quy định "tổng số tiền phạt không vượt quá 200 triệu đồng".
Vào cuối tháng 4 vừa qua, người dân phải xếp hàng tận nửa đêm để cập nhật thông tin trước thời hạn bị khóa theo Nghị định 49. |
Cũng theo nội dung Nghị định 49, nhà mạng cũng có thể bị phạt đến 30 triệu đồng với mỗi điểm cung cấp dịch vụ viễn thông không tuân thủ đúng quy định khi thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Ngoài phạt doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông di động cũng có thể bị phạt tới 100 triệu đồng đối với các sai phạm lớn.
Đặc biệt, các tổ chức, cá nhân bán, lưu thông SIM thuê bao đã nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ hoặc bán SIM thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông di động ký hợp đồng ủy quyền sẽ bị phạt đến 40 triệu đồng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng