Còi đồ chơi – “mánh lới” giản đơn nhưng siêu bí mật và lợi hại của những hacker từ khi Internet còn chưa ra đời
Kỷ nguyên tiền Internet đã kéo theo sự xuất hiện của những trò lừa đảo bất hợp pháp của nhiều hacker. Một trong những chiêu lừa đảo phổ biến mà các hacker sử dụng khi đó là "phone phreaks". Vậy "phone phreaks" là gì?
- Internet Explorer 11 xuất hiện lỗi cho phép hacker đánh cắp thông tin trên thanh địa chỉ của bạn
- Kaspersky: Từ đầu năm đến nay, có ít nhất 1,65 triệu máy tính đang đào tiền ảo cho các hacker
- Hacker sử dụng âm thanh tai người không nghe thấy để chiếm quyền điều khiển Siri trên iPhone
- Hacker đã giải mã được chìa khóa bảo mật của iPhone, tuy nhiên dữ liệu của bạn vẫn an toàn
Thật khó có thể tưởng tượng rằng chững chiếc còi và sáo đồ chơi đầy màu sắc lại trở thành công cụ cho các hacker vị thành niên trong thuở đầu của kỷ nguyên Internet.
Theo ghi chép của Phil Lapsley trong cuốn Exploding the Phone: The Untold Story about the Teenagers and Outlaws who hacked Ma Bell" - Sự Bùng nổ của Điện thoại: Câu chuyện chưa kể về những thanh thiếu niên và những kẻ nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật đã tấn công công ty viễn thông Ma Bell*.
Trong đó "phone phreaks" – tạm dịch là "trò thao túng và khai thác hệ thống viễn thông miễn phí hoặc "trò lừa đảo qua điện thoại" trong hai thập niên 60s và 70s đã được châm ngòi từ cấu trúc mới của mạng điện thoại toàn quốc khi đó.
Cụ thể, trong các cuộc săn lùng điểm yếu của hệ thống, các "phreaks" – tạm dịch là "hacker điện thoại" đã tìm thấy một số cách giải quyết và thủ thuật có thể cho phép họ thực hiện các cuộc gọi đường dài miễn phí. Đối với những hacker này, những chiếc còi hoặc sáo đã phát huy công dụng vì chúng phát ra âm thanh đặc biệt.
Như cách Lapsley mô tả trong cuốn sách của mình - và trong tập này của RadioLab - các thiết bị mạng "giao tiếp" với nhau bằng cách phát ra âm tần đặc biệt và các tần số đặc biệt. Một khi các phreaks đã tìm ra sơ đồ của các âm thanh, họ có thể đột nhập vào hệ thống điện thoại và điện báo.
Hacker đầu tiên được cho là đã sử dụng chiếc còi đồ chơi nhằm mục đích lừa đảo qua điện thoại đã từng sống ở Knoxville, Tenn., năm 1955, khi người này phát hiện ra rằng một chiếc sáo đồ chơi Davy Crockett và chiếc sáo tiếng Canary Bird có thể tạo ra âm thanh chính xác ở tần số 1KHz. Điều này cho phép hắn đột nhập vào hệ thống điện thoại tại địa phương mà hắn sinh sống.
Tranh quảng cáo chiếc sáo Davy Crockett Cat và Canary Bird Call.
Vào giữa thập niên 1960s, một hacker điện thoại ở Los Angeles đã phát hiện ra rằng chiếc còi Cap'n Crunch thổi vào trong một hộp ngũ cốc phát ra âm thanh như mong muốn ở tần số 2,6KHz nếu che một trong các lỗ của chiếc còi trước khi thổi.
Chiếc còi Cap'n Crunch Bosun
Trong khi đó, chiếc sáo Tonette mà hacker điện thoại Bill Acker sử dụng lần đầu tiên là vào năm 1968 ở Farmingdale, New York., đã tạo ra tiếng rít ở tần số 2,6K Hz nếu thổi qua phần ống sáo đã được tháo ra của nó.
Chiếc sáo Tonette
Những chiếc còi và ống sáo này chỉ là một trong những phương thức thực hiện các cuộc gọi miễn phí mà hacker điện thoại sử dụng.
Tuy nhiên các hacker này đã cho thấy việc làm của họ đã khuấy động những thanh thiếu niên tò mò trên khắp cả nước khi ấy đưa ra những ý tưởng tương tự một cách độc lập ra sao nhờ sự xuất hiện của những "mánh lới" kiếm tiền khác biệt này của họ.
Rebecca Onion là một biên tập viên của Slate và là tác giả của Innocent Experiments: Childhood and the Culture of Popular Science in the United States (Những cuộc thí nghiệm ngây thơ: Thời thơ ấu và nền Văn hóa của Khoa học Phổ thông ở Hoa Kỳ)
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng