Con gì đốt đau nhất theo lời kể của một nhà khoa học đã trải nghiệm tới hơn 1.000 lần
Nhà khoa học này đã dùng cơ thể mình để đánh giá mức độ đau đớn từ các loại vết cắn côn trùng.
Schmidt, một nhà nghiên cứu sâu bọ cùng người vợ là nhà nghiên cứu động vật vừa trở về trường Đại Học Georgia sau một chuyến đi vòng quanh đất nước. Trong chuyến đi họ đã thu thập nhiều loài kiến mắt, “một loại côn trùng đốt rất đau với thành phần nọc độc chưa được biết đến” – Schmidt mô tả trong cuốn sách mới “The Sting of the Wild”.
Để sưu tầm thông tin về loại nọc độc này nhằm phục vụ cho cuốn sách, họ đã phải phân tích một lượng lớn các sinh vật. Điều này có nghĩa là họ phải tới gần và tiếp cận với chúng. Trong cuốn sách, Debbie - vợ của Schmidt, miêu tả lần đầu cô bị kiến mắt đốt như “một cảm giác đau như da thịt bị xé rách, như thể ai đó luồn tay xuống dưới da bạn và xé nát các thớ cơ và các dây chằng; ngoại trừ việc này tiếp tục với mức độ đau đớn ngày càng tăng.”
Sau khi đã có một xô đầy các con kiến này, kế hoạch là phân tích chúng và so sánh các mẫu nọc độc từ nhiều vật chủ. Để đánh giá nọc độc, Schmidt cần phải nhận xét về cả độc tính lẫn cảm giác đau đớn do nọc độc gây ra. Về độc tính – có thể sử dụng các phương pháp đánh giá đã có. Nhưng không hề có một tiêu chuẩn nào để đánh giá cảm giác đau đớn do côn trùng cắn. Ý tưởng “Thước đo độ đau đớn do côn trùng cắn Schmidt” ra đời là do vậy.
Đây là một hệ thống có bốn mốc, lấy tiêu chuẩn dựa trên vết đốt phổ biến từ ong mật (hai điểm), thứ mà nhiều người trên thế giới đã từng trải qua. Để tăng hay giảm 1 điểm, vết đốt phải gây đau hơn hay kém một mức khá lớn. Các vết cắn có độ đau ở khoảng giữa sẽ được nửa điểm.
Sau nhiều năm, Schmidt đã thêm nhiều loài vào danh sách. Hầu hết các trường hợp, ông không cố tình bị đốt. Điều này xảy ra một cách ngẫu nhiên, hơn 1.000 lần, do ít nhất 83 loài khác nhau được ghi trong mục lục. Chúng tôi đã chọn ra một số loài để thể hiện được toàn bộ mức độ đau đớn mà “thước đo Schmidt” diễn tả, trong đó có một số loài có vết cắn tệ nhất mà bạn có thể biết:
Kiến lửa đỏ
Phân bố: Nam Mỹ
Tên khoa học: Solenopsis invicta
Miêu tả: “Cắn nhanh, đột ngột, gây đau nhói. Giống như bạn đang nhún chân trên một cái thảm thô cố với lấy công tắc đèn”
Điểm: 1
Ve sầu độc
Phân bố: Nam Mỹ
Tên khoa học: Sphecius grandis
Miêu tả: “Cảm thấy đau ngay lập tức. Giống như sồi độc, càng cố xoa thì càng tệ.”
Điểm: 1,5
Ong mật Tây
Phân bố: Châu Phi và Châu Âu
Tên khoa học: Apis mellifera
Miêu tả: “Cảm giác như bị đốt, nhưng vẫn có thể chịu được tốt. Giống như có một que diêm đang cháy rơi vào tay bạn và bạn cố làm dịu vết bỏng bằng xút ăn da và axit.”
Điểm: 2
Ong bắp cày yellowjacket
Phân bố: Bắc Mỹ
Tên khoa học: Vespula Pensylvanica
Miêu tả: “Cảm giác giống bị bỏng. Tưởng tượng như bạn đang dùng bình xịt cứu hỏa để dập tắt một điếu xì gà trong miệng”
Điểm: 3
Ong bắp cày đen polybia
Phân bố: Trung Mỹ
Tên khoa học: Polybia simillima
Miêu tả: “Như một nghi lễ tế thần gặp loạn do quỷ Satan. Giống khi cái đèn chạy bằng ga trong nhà thờ nổ trước mặt bạn khi bạn đang cố thắp sáng nó.”
Điểm: 2.5
Kiến đỏ (thực tế là một loại ong bắp cày)
Phân bố: Bắc Mỹ
Tên khoa học: Dasymutilla klugii
Miêu tả: “Cơn đau bùng nổ và kéo dài, khiến bạn la hét như điên. Cảm giác như dầu chiên lâu đổ ụp vào cả tay bạn.”
Điểm: 3
Kiến mắt Florida
Phân bố: Bắc Mỹ
Tên khoa học: Pogonomyrex badius
Miêu tả: “Đau đều và kéo dài. Giống như ai đó đang dùng khoan công suất lớn để khai quật móng chân mọc ngược của bạn.”
Điểm: 3
Bọ săn nhện đen
Bọ săn nhện đen đang săn mồi
Phân bố: Bắc, Trung và Nam Mỹ
Tên khoa học: Pepsis spp.
Miêu tả: “Đau rát và tê liệt. Bạn đang tắm và có ai đó thả một cái máy sấy đang chạy vào bồn tắm của bạn.”
Điểm: 4
Kiến đạn
Phân bố: Trung Mỹ và Nam Mỹ
Tên khoa học: Paraponera clavata
Miêu tả: “Giống như đi bộ trên than hồng trong khi có một cái đinh dài 3 inch cắm sâu trong gót chân bạn.”
Điểm: 4
Ong bắp cày armadillo
Phân bố: Trung Mỹ và Nam Mỹ
Tên khoa học: Synoeca septentrionalis
Miêu tả: “Một sự tra tấn. Bạn bị xích lại trong một núi lửa đang phun.”
Điểm: 4
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng