Công bố Giải Nobel Hòa Bình 2017: Chiến dịch Quốc tế nhằm bãi bỏ vũ khí hạt nhân

    Hieu.D,  

    Với sự tham gia của hơn 100 tổ chức phi chính phủ trên toàn thế giới, Chiến dịch Quốc tế nhằm bãi bỏ vũ khí hạt nhân đã đạt được Giải Nobel Hòa Bình năm 2017.

    The International Campaign to Abolish Nuclear Weapons (ICAN) hay Chiến dịch Quốc tế nhằm Bãi bỏ Vũ khí Hạt nhân là một chiến dịch với sự liên minh của hơn 100 tổ chức phi chính phủ trên toàn thế giới, đã dành được Giải Nobel Hòa Bình năm 2017 vào ngày 06/10 hôm qua.

     Bà Berit Reiss-Andersen, Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy khi công bố giải Nobel Hòa Bình thuộc về ICAN - Chiến dịch Quốc tế nhằm Bãi bỏ Vũ khí Hạt nhân

    Bà Berit Reiss-Andersen, Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy khi công bố giải Nobel Hòa Bình thuộc về ICAN - Chiến dịch Quốc tế nhằm Bãi bỏ Vũ khí Hạt nhân

    Bà Berit Reiss-Andersen, Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy đã phát biểu: "Chúng ta đang sống trong một thế giới nơi hiểm họa đến từ vũ khí hạt nhân đang được sử dụng đã lớn hơn rất nhiều so với trước kia". Bà cho rằng công bố này là một sự "khích lệ" đối với các quốc gia chưa tham gia cũng như ủng hộ vào hiệp ước mới nhằm bãi bỏ vũ khí hạt nhân.

    Bà cũng nói thêm: "Cộng đồng quốc tế trước đây đã thông qua các luật cấm đối với bom, mìn đạn chùm và vũ khí sinh học. Vũ khí hạt nhân thậm chí còn mang tính hủy diệt lớn hơn rất nhiều thế nhưng vẫn chưa hề trở thành đối tượng cấm của luật pháp quốc tế".

     Beatrice Fihn, Giám đốc Điều hành của Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân (ICAN) và cộng sự đang cầm lá cờ của chiến dịch sau khi đoạt giải Nobel Hòa Bình

    Beatrice Fihn, Giám đốc Điều hành của Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân (ICAN) và cộng sự đang cầm lá cờ của chiến dịch sau khi đoạt giải Nobel Hòa Bình

    ICAN hiện hoạt động như một liên minh được tham gia bởi 468 tổ chức phi chính phủ ở 101 quốc gia, vận động các nước tham gia để chống lại vũ khí hạt nhân. Tổ chức đã khởi động một chiến dịch tại các trường học cũng như kêu gọi các ngân hàng và các quỹ lương hưu "không phải để tài trợ cho bom".

    Triển khai từ năm 2017, ICAN đã bắt đầu tổ chức các cuộc tuần hành và thu hút được sự ủng hộ cao từ các thị trưởng, những người đoạt giải Nobel và kể cả những người làm trong lĩnh vực vũ khí trên toàn thế giới. Trong đó có một số cái tên đáng chú ý như Dalai Lama (Đạt-lai Lạt-ma), Desmond Tutu, Yoko Ono (vợ John Lennon) và tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon.

    Hiện đến nay đã có 122 quốc gia của Liên Hợp Quốc thông qua Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân, tuy nhiên không một nước nào trong số đó đang sở hữu loại vũ khí huy diệt này.

    Tham khảo Quartz/The Telegraph

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày