Công nghệ chấm lượng tử trên TV đang trở thành xu hướng trên thế giới như thế nào?
Các nhà sản xuất TV trên thế giới lớn liên tục chạy đua nhau về công nghệ để thuyết phục người dùng sắm một chiếc TV mới. Bên cạnh những công nghệ như 4K, OLED thì Chấm lượng tử đang là công nghệ được nhiều nhà sản xuất TV quan tâm. Công nghệ này được kỳ vọng sẽ xô đổ tượng đài “OLED” về chất lượng hiển thị cũng như giá thành.
Chấm lượng tử thực chất không phải là một công nghệ mới. Nó đã được tìm ra từ năm 1982 trong một dự án nhằm cải tiến các bóng bán dẫn tại Bell Labs. Khi đó các nhà khoa học nhận thấy phản ứng trong dung môi sẽ tạo ra những hạt có kích thước khác nhau, tùy thuộc vào kích thước của những hạt này họ có thể thu được bất kỳ màu sắc nào trong dải quang phổ ánh sáng . Áp dụng công nghệ này lên các màn hình LCD hay LED sẽ giúp tạo nhà hình ảnh có chất lượng tốt hơn.
Vậy công nghệ này đang trở thành xu hướng của thế giới như thế nào và các nhà sản xuất đã áp dụng nó ra sao?
Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta sẽ cùng quay ngược thời gian trở lại thời điểm cách đây 4 năm. Lúc bấy giờ Sony là nhà sản xuất đầu tiên đưa công nghệ chấm lượng tử vào thiết bị điện tử dành cho mục đích thương mại. Ban đầu nhà sản xuất này định dùng các chấm lượng tử để tạo ra những điểm ảnh trên màn hình luôn.
Chúng sẽ phát sáng từ dòng điện áp vào thông qua bóng bán dẫn. Mặc dù công ty cung cấp chấm lượng tử cho Sony là QD Vison đã phát triển được nguyên mẫu của loại màn hình này. Tuy nhiên khi sản xuất thực tế lại gặp phải rào cản khó sản xuất ở kích thước lớn. Vì vậy Sony và QD Vison đã chuyển sang sử dụng chấm lượng tử ở đèn nền thay vì tạo ra những điểm ảnh luôn như dự định ban đầu. Ở thời điểm này Sony chỉ đưa chấm lượng tử lên những mẫu TV cao cấp và dòng laptop VAIO Fit 13A của họ.
Tại CES 2015 cuộc chơi đã nóng hơn khi có sự góp mặt của của nhiều nhà sản xuất như : LG, Samsung, TCL, Philips và AOC cũng tham gia sản xuất TV sử dụng công nghệ màn hình này. Trong đó Samsung đã cho thấy nỗ lực theo đuổi công nghệ này của mình bằng việc giới thiệu tới 3 dòng TV sử dụng công nghệ chấm lượng tử là JS8500, JS9000 và JS9500 với kích thước từ 55 đến 88 inch. LG mặc dù đang đốc toàn tâm toàn lực cho công nghệ OLED, tuy nhiên nhà sản xuất này vẫn đem đến CES một chiếc TV Super UHD mới sử dụng công nghệ chấm lượng tử nhằm bắt kịp với xu thế chung.
Tới gần cuối năm 2016, Samsung xác nhận mua lại công ty QD Vison, công ty chuyên phát triển công nghệ chấm lượng tử của Mỹ. Động thái là được xem là một bước đi chiến lược của nhà sản xuất TV lớn nhất thế giới, trong việc đẩy mạnh công nghệ chấm lượng tử trên TV. Nhằm mục đích cạnh tranh với công nghệ hình ảnh tân tiến nhất hiện nay là OLED của LG.
TV QLED được Samsung trình diễn tại SEAO Forum, Singapore ngày 16/2/2017
Tại CES 2017 diễn ra ở thành phố Las Vegas tháng 1 vừa qua, Samsung cũng đã giới thiệu nhiều mẫu TV QLED sử dụng công nghệ chấm lượng tử mới. QLED ( Quantum dot LED) là tên gọi mới cho những mẫu TV sử dụng công nghệ chấm lượng tử của hãng điện tử Hàn Quốc này.
Theo Samsung công nghệ chấm lượng tử mới trên TV của họ cho góc nhìn rộng, độ tương phản và độ sáng cao và có thể hiển thị được 100% màu sắc thuộc dải màu DCI-P3 ( Hệ màu phổ biến nhất cho phim kỹ thuật số từ các ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ) Samsung kỳ vọng rằng công nghệ này sẽ đem đến cho người xem chất lượng hình ảnh tốt nhất từ trước đến nay. Ở khu vực gian hàng của mình trong sự kiện CES 2017, Samsung đã đặt những mẫu TV LCD, LED thông thường bên cạnh những mẫu QLED mới để cho thấy sự vượt trội về màu sắc, độ tương phản và độ sáng.
Tại SEAO Forum 2017 diễn ra tại Singapore, Samsung một lần nữa trình diễn công nghệ QLED cùng 3 sản phẩm Q7, Q8, Q9. Các sản phẩm này được thêm vào các chất liệu kim loại với chấm lượng tử bán dẫn có kích cỡ nano, tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp trên màn hình QLED TV với hình ảnh vô cùng trung thực và sống động ở bất kỳ góc nhìn nào và trong bất kỳ môi trường nào.
Samsung QLED TV đưa công nghệ chấm lượng tử Quantum dot lên một tầm cao mới với độ sáng vượt trội và ổn định, cũng như dải màu sắc rộng hơn bao giờ hết. QLED TV mới giải quyết một số điểm thường gặp trên các TV thông thường hiện nay như mức độ sáng, tuổi thọ, dải màu sắc, chi tiết và góc nhìn. TV QLED không những hiển thị 100% dải màu sắc và độ sáng cực đại HDR 1.500 - 2.000 nits, mà còn cải thiện tất cả các khía cạnh của chất lượng hình ảnh. Đây là điểm vượt trội so với công nghệ OLED hiện tại, với độ sáng cực đại chỉ đạt 600 nits.
Có thể thấy ở thời điểm hiện tại dường như Samsung đang “một mình một ngựa” trong sân chơi “chấm lượng tử”. Các nhà sản xuất khác như LG, Sony… lại đứng ngoài sân chơi này. Tuy nhiên bây giờ mới chỉ là đầu năm, công nghệ luôn thay đổi từng giây từ phút và nó không có giới hạn.
Chúng ta sẽ cùng chờ đợi xem liệu rằng với những nỗ lực của Samsung hiện tại có thể giúp QLED giành được “vương miện chất lượng hình ảnh” đang thuộc về công nghệ OLED hiện nay không?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng