Công nghệ sạc nhanh Quick Charge 2.0 của Qualcomm hoạt động thế nào?
Trong thời gian gần đây, các nhà sản xuất Motorola và HTC đều quảng cáo công nghệ sạc nhanh trên điện thoại mới nhất của mình.
Trong thời gian gần đây, các nhà sản xuất Motorola và HTC đều quảng cáo công nghệ sạc nhanh trên điện thoại mới nhất của mình. Có thể bạn chưa biết, đây đều là những tính năng dựa trên công nghệ sạc nhanh gọi là Quick Charge 2.0 của Qualcomm.
Quick Charge 2.0 là công nghệ được tích hợp ở tất cả các bộ vi xử lý tích hợp (SoC) của Qualcomm từ năm 2013, giúp giảm thời gian sạc đi khá nhiều. Vậy Quick Charge 2.0 hoạt động như thế nào?
Đầu tiên, hãy nhớ hai thông số cơ bản khi sạc pin: điện áp và cường độ dòng điện. Bạn có thể thấy hai thông số này ở đầu ra (output) của bộ sạc của mình: điện áp có đơn vị V, còn dòng điện có đơn vị A. Các bộ sạc cắm điện thông thường sẽ chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều, với điện áp 5V. Như vậy, tốc độ sạc pin phụ thuộc vào cường độ dòng điện được nạp vào máy: dòng điện càng cao thì sạc càng nhanh.
Tuy nhiên, dòng điện quá cao có thể làm ảnh hưởng tới các linh kiện điện trong máy. Trên các thiết bị như smartphone hay máy tính bảng, các mạch điều khiển được tích hợp vào phần cứng để giới hạn cường độ dưới một mức mà máy chịu được. Công nghệ Quick Charge của Qualcomm được tạo ra để mạch có thể chịu được dòng điện cao mà không gây ảnh hưởng tới linh kiện.
Quick Charge 1.0 cho phép nạp dòng điện công suất 10W, tức là cường độ dòng điện tới 2A qua cổng USB. Quick Charge 2.0 nâng trần dòng điện lên tới 36W trong một số trường hợp. Công nghệ này cũng được chia thành hai mức gọi là Class A và Class B, trong đó Class A là mức áp dụng cho smartphone, tablet và các thiết bị cầm tay khác.
Đối với các thiết bị được trang bị Quick Charge 2.0 mức Class A, cường độ dòng tối đa có thể nạp vào là 3A, tương đương công suất 15W. Nhờ cường độ cao hơn, điện thoại của bạn có thể sạc nhanh hơn 1,5 lần so với các máy chỉ hỗ trợ dòng điện 2A. Các thiết bị hỗ trợ Class A cũng hoạt động với cả mức điện áp 5, 9 và 12 V, và do đó thu nạp được nhiều điện năng hơn.
Như vậy, Quick Charge 2.0 đơn giản là hỗ trợ dòng điện sạc và điện áp cao hơn, do đó giúp máy sạc nhanh hơn. Cần lưu ý là bạn phải dùng các bộ sạc có dòng đầu ra trên 2A mới có thể thấy được sự khác biệt. Như vậy nếu bạn cắm điện thoại vào cổng USB trên máy tính, tốc độ sạc sẽ không được cải thiện, vì giao diện USB trên máy tính chỉ hỗ trợ dòng diện tối đa 1.5A.
Gần đây Motorola và HTC đã tung ra những bộ sạc nhanh, cung cấp dòng điện tối đa 15W. Sạc của cả hai nhà sản xuất này đều tương thích với chuẩn của Qualcomm, do vậy có thể dùng chung cho các máy khác hỗ trợ Quick Charge 2.0. Trong tương lai có lẽ sẽ có thêm nhiều nhà sản xuất đưa ra bộ sạc hỗ trợ chuẩn này.
Theo Báo diễn đàn đầu tư
>>Qualcomm xác nhận Quick Charge 2.0 sẽ ra mắt vào cuối năm nay
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng