Công nghệ "siêu pin" xe điện của Toyota: Mỗi lần sạc chỉ 10 phút, đi Hà Nội - Đà Nẵng vẫn chưa hết pin
Toyota đang phát triển công nghệ pin thể rắn mới, có thể đi được khoảng 1.200km đầy bình, mỗi lần sạc chỉ mất khoảng 10 phút.
- Chiếc xe điện mini vừa ra mắt đã gây sốt: Kích thước tương đồng VinFast VF 5, một lần sạc đi được hơn 560 km
- Dưới 4 triệu mua được đủ loại trạm sạc di động dung lượng lớn, pin năng lượng mặt trời tích hợp sẵn đầu ra
- Một hãng xe Trung Quốc vừa bàn giao mẫu xe điện pin siêu 'trâu', chạy từ Hà Nội đến Quy Nhơn chỉ trong một lần sạc
- Vì sao các nhà sản xuất pin xe điện lại tỏ ra thèm muốn 'khoai tây biển sâu'?
Cách đây ít hôm, Toyota đã cập nhật tình hình phát triển công nghệ pin thể rắn của hãng. Được biết, tiềm năng của công nghệ này rất lớn, có thể giúp xe điện đi xa hơn, đồng thời cũng giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao tính an toàn.
Công nghệ pin thể rắn khác công nghệ pin hiện tại ở chất điện phân, sử dụng chất điện phân thể rắn thay vì dạng lỏng. Trên thực tế, Toyota không phải đơn vị duy nhất nghiên cứu và phát triển pin thể rắn, khi hiện tại cũng có nhiều đơn vị nhỏ tham gia phát triển; cũng có một số thiết bị điện tử cỡ nhỏ đã sử dụng pin thể rắn. Trải nghiệm thực tế cho thấy pin thể rắn ít khi bị quá nhiệt hoặc gây cháy; thêm vào đó, pin thể rắn cũng có khả năng sạc nhanh tốt hơn công nghệ pin hiện tại.
So về mật độ năng lượng, pin thể rắn cũng có chỉ số cao hơn so với các loại pin sử dụng chất điện phân dạng lỏng, ví dụ như công nghệ pin liti-ion. Mật độ năng lượng cao cũng đồng nghĩa pin thể rắn có khối lượng thấp hơn khi so với pin có cùng dung lượng nhưng dùng chất điện phân dạng lỏng. Bởi đặc tính này, pin thể rắn dường như rất phù hợp với các mẫu xe chú trọng đến hiệu năng, như xe thể thao hoặc thậm chí cả siêu xe.
Trong thông báo hôm thứ 3, Toyota cho biết rằng hãng đã có "đột phá công nghệ", có thể vượt qua rào cản về độ bền mà đã khiến pin thể rắn chưa phù hợp để ứng dụng trên công nghệ ô tô. Đột phá này sẽ giúp Toyota đẩy nhanh tiến trình tích hợp trên các mẫu xe của hãng, cụ thể là xe lai điện trước rồi tới xe thuần điện.
Toyota cũng cho biết rằng hãng đang phát triển phương thức sản xuất thương mại quy mô lớn cho pin thể rắn, nhắm tới đích thương mại hóa công nghệ vào năm 2027 hoặc năm 2028. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng mốc thời gian ước tính của Toyota cũng tương đồng với các hãng xe đối thủ cũng đang phát triển pin thể rắn, ví dụ như Volkswagen hay Nissan.
Ngoài gia tăng hiệu quả về khối lượng và tính khí động học, Toyota đưa ra ước tính rằng một chiếc xe thuần điện sử dụng công nghệ pin thể rắn của hãng có thể đi được khoảng 1.200km mỗi lần sạc. Nhưng chưa dừng lại tại đây, Toyota cũng cho biết thêm hãng đang nghiên cứu để tiếp tục cải tiến công nghệ pin thể rắn mà có thể giúp xe điện đi được tới 1.500km mỗi lần sạc. Song, Toyota không cung cấp cụ thể hãng áp dụng quy trình thử nghiệm nào. Trên thế giới, mỗi khu vực có một quy trình thử nghiệm riêng cho xe điện; trong khi Mỹ áp dụng quy trình của EPA thì châu Âu sử dụng quy trình NEDC, Trung Quốc sử dụng quy trình CLTC.
Nói về thời gian sạc, Toyota cho biết hãng đang phát triển để pin có thể sạc từ 10% đến 80% trong 10 phút hoặc ít hơn với bộ sạc siêu nhanh dùng điện một chiều (DC). So với công nghệ sạc nhanh của hiện tại, công nghệ của Toyota nhanh hơn gấp đôi, đi được xa hơn nhiều.
Trong thời gian pin thể rắn phát triển, Toyota sẽ tiếp tục phát triển công nghệ pin hiện tại, dự kiến vào năm 2026 sẽ cho ra mắt một phiên bản có thể đi được 1000km mỗi lần sạc.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng