Trang tin nội bộ của Tập đoàn FPT cho biết, sáng ngày 31/10, trong đường nội bộ khu công nghệ cao TP HCM, chiếc ô tô tự lái đầu tiên do FPT phát triển đã chạy với tốc độ hơn 20 km/h, biết tự điều khiển đi thẳng, tránh xe ngược chiều, chướng ngại vật và đánh lái chuyển hướng theo các khúc cua.
Năm 2016, FPT Software đã thành lập một đơn vị chuyên nghiên cứu phát triển các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực ô tô với quy mô hơn 1.000 người. Trong mảng công nghệ này, FPT Software tập trung vào các lĩnh vực gồm: hệ thống bảng điều khiển điện tử, hệ thống phần mềm hỗ trợ xe tự hành, hệ thống kết nối các thiết bị với ô tô, hệ thống dịch vụ di động. Tính đến nay, FPT Software đã và đang triển khai 150 dự án liên quan đến công nghệ ô tô cho 20 khách hàng tại Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và Mỹ.
FPT Software mong muốn trở thành đối tác quan trọng phát triển phần mềm và giải pháp công nghệ của các hãng sản xuất ô tô và đặt mục tiêu đạt doanh số 200 triệu USD vào năm 2020 và quy mô nhân lực đạt 8.000 người trong mảng công nghệ ô tô này.
Để đạt được mục tiêu trên, FPT Software đang tích cực xây dựng năng lực công nghệ thông qua các hoạt động: Đầu tư cho nghiên cứu phát triển và phối hợp với các trường Đại học đào tạo kỹ sư CNTT trong mảng công nghệ xe tự hành.
Tháng 10/2016, FPT Software chính thức khởi động Dự án phát triển phần mềm cho xe tự hành. Cụ thể, FPT Software nghiên cứu phát triển phần mềm tự động căn, chuyển làn; tránh chướng ngại vật và nhận diện biển báo giao thông. Sau 6 tháng nghiên cứu và phát triển, ngày 31/10 các phần mềm này đã được đưa vào vận hành thử nghiệm trên ô tô chạy trong khuôn viên của công ty.
Ở mức này, chiếc xe khi vận hành có thể tự căn làn, chủ động rẽ trái/phải theo vạch đường. Trong quá trình di chuyển, xe xác định đối tượng qua đường theo công nghệ học máy và có thể tự động phanh và vòng tránh vật cản. Năng lực này đang hướng tới cấp độ 2 trên 5 cấp độ của SAE, và sẽ hướng tới level cao hơn sau khi hoàn thiện được ở mức level 2.
Dưới đây là những hình ảnh trong buổi thử nghiệm thực tế ngày 31/10:
Mạch (phải) và bộ trợ lái trên chiếc xe.
Sau khi khởi động xe, kỹ sư Nguyễn Thái Vin, nhóm ADAS (Advanced Driver Assistance Systems, phụ trách R&D công nghệ xe tự lái của đơn vị FPT Global Automotive - FGA), bật chế độ tự lái bằng một nút màu đỏ rồi buông tay lái để chiếc xe 4 chỗ tự điều khiển và di chuyển. Xe chạy tốc độ ổn định khoảng 20km/h, xử lý tránh xe đối diện, vật cản (hình người cao 1,7m được đặt trên đường) và cua khá mượt.
Trước khi kỹ sư Thái Vin tự tin dùng chế độ tự lái, anh và các đồng nghiệp đã phải trải qua rất nhiều ngày lái xe xung quanh khuôn viên FPT Software tại Khu công nghệ cao. Các chuyên gia công nghệ mảng ô tô phải tự tay xử lý tất các góc cua khó và tránh chướng ngại vật trong suốt giai đoạn thử nghiệm. Quá trình xử lý ấy cũng chính là việc huấn luyện cho xe.
Xe tự lái của FPT lăn bánh:
Tuy nhiên, trong sáng 31/10, team ADAS đã có thể giao hoàn toàn nhiệm vụ tự lái cho "tài xế trí tuệ nhân tạo", thành quả bước đầu khi áp dụng Deep Learning (học sâu) vào bài toán xe tự lái. Công nghệ xe tự lái của FPT sử dụng hàng loạt ứng dụng và công nghệ mới để theo dõi môi trường xung quanh. Chúng có tác dụng phát hiện các vật cản trên đường và xử lý nhanh chóng, kịp thời.
Xe ô tô tự lái của FPT đã trải qua khoảng 200 giờ chạy trong khuôn viên tòa nhà F-Town. Nhóm R&D đã mô phỏng các trải nghiệm trong thế giới thực cùng rất nhiều bài thử nghiệm nhằm kiểm tra khả năng lái xe đúng làn hay học cách tránh người đi đường, vật cản.
Kỹ sư trẻ Thái Vin đang theo dõi dữ liệu trên máy tính trong khi xe chạy với tốc độ hơn 20km/h ở khuôn viên tòa nhà F-Town, quận 9. Nhiệm vụ của Vin hay các đồng nghiệp team ADAS đằng sau vô lăng của những chiếc xe ứng dụng công nghệ tự lái được thử nghiệm tại FPT là những tài xế có nhiệm vụ kiểm soát mức độ an toàn.
Vật cản hình người cao 1,7m được đặt trên đường để thử nghiệm.
Lãnh đạo FGA cùng nhóm R&D đứng trên vỉa hè quan sát và trao đổi trong khi một số nhân sự đang thử xe.
Về phần cứng, nhóm R&D đã đưa vào những giải pháp tương đối hoàn chỉnh dựa trên hardware của NVIDIA (Jetson TX2), camera của ZED, Lidar của Velodyne. Đây là những hardware tương tự những hardware đang được sử dụng trên các hệ thống của Tesla hay Google, Mercedes…
Hệ thống cơ khí phát triển theo hướng robot driving system cũng được team phát triển từ đầu. Hiện tại đã hoàn thành phần steering (đánh lái), phần brake (phanh) đang trong quá trình thử nghiệm. Phần gas sẽ được đưa vào sau cùng (trên nguyên tắc tương tự hệ thống phanh).
Ở cấp độ này, hệ thống có thể giúp xe di chuyển trong phạm vị nhỏ như nhà xưởng, campus với tốc độ chậm. Ngoài ra có thể ứng dụng cho các hệ thống trợ lái trên đường cao tốc khi xe di chuyển nhanh nhưng tình huống giao thông ít phức tạp, làn đường rõ ràng. Tuy nhiên để ứng dụng trong trường hợp này cần rất nhiều thời gian để thử nghiệm.
Trong điều kiện thử nghiệm, xe có thể chạy ổn định ở tốc độ 20- 25km/h. “Ở đường thẳng, xe có thể chạm mốc 40km/h”, kỹ sư Vin tiết lộ.
Xe tự lái của FPT Software chạy trước sảnh tòa nhà F-Town, quận 9.
Trong một tình huống bất ngờ khi có xe buýt vào đón CBNV, hệ thống của xe tự lái đã kịp nhận diện và giảm tốc độ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng