Ngay đầu năm 2018, Foxconn và Apple đã phải đối mặt với một rắc rối liên quan tới việc sử dụng lao động.
Mới đây, theo tổ chức Theo dõi Lao động Trung Quốc (CLW), một công nhân đã tự tử tại nhà máy của Foxconn ở Trịnh Châu. Công nhân 31 tuổi có tên Ming Li này làm việc tại bộ phận vận chuyển và không rõ tại sao anh lại quyết định tự tử. Cũng theo CLW, Li mới chỉ làm việc cho Foxconn được hai tháng.
Hiện tại, phía Apple chưa có bất cứ bình luận nào về vụ việc này.
Đây không phải lần đầu công nhân của Foxconn tự tử. Vụ việc đầu tiên diễn ra vào năm 2009 khi một nhân viên truyền thông 25 tuổi tự tử bằng cách nhảy từ ban công căn hộ xuống đường. Những cuộc điều tra cho thấy anh này đánh mất một nguyên mẫu iPhone nên đã bị các nhân viên bảo vệ của Foxconn đánh đập và miệt thị. Năm 2010, tình trạng nhân viên Foxconn tự tử đạt đỉnh điểm. Khoảng 14 công nhân đã tự tử tại các nhà máy của Foxconn ở Thâm Quyến. Điều này buộc Foxconn phải dùng lưới bao quanh các nhà máy trong năm sau.
Tuy vậy, vấn đề vẫn không được giải quyết bởi ít nhất đã có thêm 4 người tự tử trong năm 2011. Mọi chuyện lắng xuống cho tới tháng 11/2017 khi Foxconn bị cáo buộc về việc ép thực tập sinh làm thêm giờ, một hành vi vi phạm luật pháp Trung Quốc. Cả Apple và Foxconn đều thừa nhận rằng có sinh viên thực tập làm thêm giờ nhưng họ tự nguyện làm điều ấy chứ không phải bị ép buộc.
Thật không công bằng khi nghĩ Apple liên quan trực tiếp tới những sự cố như thế này bởi quy mô của họ quá lớn và hợp tác với nhiều hãng trên toàn cầu. Tuy nhiên, Apple cũng hoàn toàn có thể chọn đối tác khác hoặc có những biện pháp mạnh tay để ép Foxconn phải chấn chỉnh lại chính sách sử dụng lao động.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng