Công thức nào đã biến tựa game Fortnite thành "món ăn" tỉ đô hàng trăm triệu người mê mẩn?
Là một trong những game thành công nhất hiện nay, Fortnite chính là bậc thầy trong việc giữ chân người chơi và mở rộng thị trường.
Dù chỉ mới ra mắt 1 năm trước vào tháng 9/2017, nhưng tựa game online Fortnite Battle Royale (hay còn gọi tắt là Fortnite) đã đạt được thành công cực lớn với 125 triệu người chơi thường xuyên tính đến tháng 6/2018 và mang về 1,2 tỉ USD cho nhà phát triển Epic Games. Nhưng nó cũng mang đến một số bất cập ngoài cuộc sống như vợ chồng ly dị vì game và ông chú đe doạ giết đứa trẻ 11 tuổi sau khi thua ván game với cậu bé.
Dù ghét hay thích Fortnite, thì câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào mà Epic Games có thể "nấu ra" một tựa game ảnh hưởng lớn đến cả về mặt xã hội, kinh tế và tâm lý như vậy?
Fortnite Battle Royale
Fortnite có cách chơi hoà trộn giữa những game nổi tiếng khác như Minecraft, PUBG và Overwatch, lối chơi của game khá đơn giản: Cao nhất là 100 người sẽ cùng chơi chung một ván, khu vực chơi sẽ dần dần thu nhỏ lại theo thời gian để tăng tính cạnh tranh và người chơi có thể xây dựng các vật thể để tăng khả năng sống còn của mình, nhiệm vụ chính là trở thành người sống sót sau cùng (hoặc nhóm nếu chơi theo tổ đội). Nếu bạn từng xem phim Hunger Games, chắc chắn bạn sẽ thấy rất quen thuộc.
Sự thành công của Fortnite đến từ 3 "công thức" chính: tiếp cận người chơi, gây ảnh hưởng xã hội và sự cuốn hút.
Tiếp cận
Fortnite hoàn toàn có thể tải về và chơi miễn phí trên hầu hết các nền tảng chính từ PC, máy chơi game cho đến smartphone.
Các chơi rất đơn giản: Cố gắng sống sót lâu nhất có thể và nếu thấy thứ gì chuyển động thì bắn ngay. Tựa game này có thể chơi một ván chỉ trong thời gian ngắn, trung bình khoảng 20 phút.
Ở thời điểm hiện tại, chúng ta đang dần bỏ đi xu hướng mua game một lần và chơi gói gọn nội dung mà mình mua, thay vào đó là thích mở rộng nội dung theo thời gian. Như vậy, game vừa trở thành một sản phẩm và cũng là một dịch vụ mà nhà phát triển sẽ cung cấp thêm nội dung với một mức phí nào đó.
Xu hướng của các nhà phát triển và phát hành game hiện nay chính là cho phép người dùng tải và chơi game hoàn toàn miễn phí, nhưng đó chỉ là bề nổi. Tảng băng chìm bên dưới chính là nội dung tải thêm về giúp game thủ có thể chơi thoải mái và nhận được nhiều lợi thế hơn so với người chơi miễn phí.
Nếu so với đời thật, đây cũng là cách mà một số công viên áp dụng để thu hút khách đến thăm nhiều hơn. Họ có thể miễn phí hoặc để mức giá vé vào cổng rất thấp, nhưng thu tiền từ các trò chơi và dịch vụ bên trong.
Fortnite là một trong số ít những game thành công khi áp dụng cách tiếp cận này. Với hơn 100 triệu người chơi, trung bình mỗi người sẽ bỏ đến 85 USD vào game (chính xác hơn là 850 V Bucks, đơn vị tiền tệ trong game mà có thể mua bằng tiền thật).
Epic Games cũng rất khôn khéo trong việc khiến game thủ chi tiền, họ lắng nghe và làm theo yêu cầu để người chơi có thể bỏ tiền một cách hài lòng vào game.
Tương tác xã hội
Fortnite được thiết kế để trở thành một game tương tác xã hội. Khi bạn trả tiền trong game, hầu hết số tiền đó sẽ dùng để mua quần áo, điệu nhảy hay điệu chế nhạo. Những thứ này không thay đổi gameplay nhưng cho phép người chơi thể hiện cá tính của mình.
Lúc này, khả năng tiếp cận của game lại tiếp tục cung cấp một lợi thế lớn. Vì game miễn phí và có mặt trên mọi nền tảng nên game thủ có thể chơi cùng bạn bè dù họ có dùng điện thoại hay máy tính, máy game gì đi nữa. Sau một thời gian chơi với nhiều người, họ sẽ bắt đầu có cảm giác muốn đầu tư để nhân vật của mình trở nên khác biệt hơn và thể hiện tính cách cá nhân trong game.
Lúc này, người chơi sẽ tự nguyện bỏ tiền ra để mua vật phẩm trong game nếu không muốn mình trở nên lạc lõng giữa hàng trăm triệu người khác. Bên cạnh đó, game có hệ thống thông báo mỗi khi bạn bè vào game để bạn có thể vào theo hoặc bắt đầu game với bạn bè, điều này khiến người chơi khó có thể dừng được, đánh thẳng vào tâm lý sợ bị bỏ rơi của con người.
Điều này đem lại nhiều lợi ích cho Fortnite, nhưng cũng có mặt xấu. Theo khảo sát gần đây của Mỹ, 35% học sinh đã bỏ tiết học để chơi game và 20% nhân viên bỏ việc vì Fortnite. Cũng như tựa game này liên quan đến 200 vụ ly dị tại UK.
FORTNITE DANCE CHALLENGE!
Cuốn hút
Các nhà phát triển thừa biết, đối với một game thủ thì thua cuộc là khoảng khắc rất kinh khủng. Vậy nên dù có phải để người chơi thua, cũng hãy để thua cuộc có cái vui của thua cuộc. Fortnite cho phép người thua xem đồng đội hoặc người đã loại mình tiếp tục cuộc chơi, làm cho họ có cảm giác như đang là khán giả của một môn thi đấu sống còn.
Với đặc tính nhiều người chơi, Fortnite còn là tựa game rất phù hợp để streaming, và một trong những streamer nổi tiếng nhất chính là Tyler “Ninja" Blevins với thu nhập lên đến 500.000 USD/tháng đến từ việc streaming Fortnite. Buổi chơi cùng ca sĩ Drake đã tạo nên kỷ lục Twitch. Ninja nổi tiếng đến mức xuất hiện trên cả bìa tạp chí ESPN.
Nền đồ hoạ phong cách hoạt hình của game cũng góp công rất nhiều vào việc thu hút người chơi, cho phép họ thể hiện bản thân với mọi bồ đồ kỳ quặc nhất từ ninja cho đến mũ cà chua, cùng với đó là những điệu nhảy siêu bựa.
Yếu tố này góp phần bổ sung cho sự thu hút và tương tác xã hội của game, vì mọi người cảm thấy được chào đó và tìm được thứ để bày tỏ bản thân.
Những video của Fortnite luôn nhận được lượng xem cực tốt.
Fortnite có thể tồn tại bao lâu?
Câu hỏi đặt ra là với sự phát triển chóng mặt của ngành game hiện nay, Fortnite có thể tồn tại được bao lâu với “công thức" của mình. Nên nhớ ngay cả một game cực kỳ thành công khi ra mắt như Pokémon Go cũng đã biến mất trên thị trường trong thời gian ngắn.
Có thể thấy 1 năm sau ngày ra mắt, Fortnite vẫn còn đang ở giai đoạn phát triển rất tốt, việc ra mắt phiên bản di động càng giúp kéo dài sức hấp dẫn cho game và mở ra một thị trường mới.
Liệu Epic Games có thể duy trì được phong độ này bao lâu vẫn là câu hỏi không thể trả lời được, nhưng ít nhất đến lúc này, Fortnita đã, đang và vẫn sẽ còn là game cực kỳ hấp dẫn.
Tham khảo: Fastcompany
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng