Công ty an ninh mạng Symantec đã phát hiện ra các bằng chứng cho thấy Triều Tiên đứng sau một loạt các vụ tấn công mạng nhắm vào một số ngân hàng của châu Á, trong đó có Việt Nam.
Symantec cho biết phần mềm độc được sử dụng để đánh cắp 81 triệu đôla từ ngân hàng trung ương Bangladesh có liên quan tới các vụ tấn công vào ngân hàng ở Việt Nam và Philippines.
Đây được coi là lần đầu tiên một quốc gia sử dụng mã độc để đánh cắp tiền từ nước khác.
Các chuyên gia an ninh mạng nói rằng phần mềm độc trên tương tự như loại từng được nhóm có tên gọi “Lazarus” sử dụng trong quá khứ.
Nhóm này có liên hệ tới một loạt các vụ tấn công mạng nhắm vào các mục tiêu của Mỹ và Hàn Quốc kể từ năm 2009, trong đó có vụ tấn công vào hãng phim Sony năm 2014 mà FBI đổ lỗi cho chính quyền Bình Nhưỡng. Triều Tiên đã bác bỏ các cáo buộc này.
Âm mưu đánh cắp tiền
Ngân hàng Tiên Phong Bank trong nước mới đây tuyên bố đã chặn đứng một âm mưu trộm cắp tiền của tin tặc quốc tế, bằng việc sử dụng hệ thống thanh toán quốc tế, SWIFT.
Hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của Ngân hàng Tiên Phong Bank của Việt Nam xác nhận, vào quý 4 năm ngoái, ngân hàng này đã nhận diện được các yêu cầu khả nghi, giả mạo các lệnh giao dịch hơn 1 triệu Euro (1,1 triệu đôla) từ các quỹ thông qua hệ thống SWIFT.
TPBank cho biết, họ đã phát giác ra âm mưu này kịp thời và ngay lập tức liên lạc với các bên liên quan để ngăn chặn hành động này.
TPBank cũng nhận định, các tin tặc có thể đã dùng mã độc cài vào một ứng dụng phần mềm do bên thứ ba cung cấp để ngân hàng này kết nối với hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Theo Báo diễn đàn đầu tư
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng