Công ty Bill Gates hậu thuẫn đang nắm giữ công nghệ được coi là tương lai của pin xe điện: Có cơ hội thách thức vị thế của các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực quan trọng với cả thế giới
Một công ty khởi nghiệp của Canada được tỷ phú Bill Gates hậu thuẫn có thể khiến cục diện toàn ngành xe điện hoàn toàn thay đổi.
- Thị trường xe điện dậy sóng khi 2 ông lớn pin lithium Trung Quốc đã "Tây tiến" thành công, châu Âu được dùng pin rẻ nhưng sợ bị phụ thuộc
- Không cần sạc xe điện qua đêm, thế giới xuất hiện công nghệ sạc nhanh đầy pin chỉ trong 6 phút: Nỗi ám ảnh cháy nổ sẽ bị đẩy vào dĩ vãng
- Giải oan cho xe đạp điện: Pin hóa ra rất an toàn, nhưng chính sai lầm này mới là thứ "châm lửa cháy nhà"
Nikkei Asia đưa tin, Mangrove Lithium - một công ty khởi nghiệp ở Canada, được thành lập hồi năm 2017, đã đề xuất một phương pháp mới để tinh chế lithium. Họ cho biết đang có một làn sóng quan tâm ngày càng tăng từ các công ty Nhật Bản với hy vọng giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với nguồn cung cấp kim loại dùng cho pin trong xe điện. Nhiều người nhận định, lithium là loại “vàng trắng” vô cùng quan trọng.
Saad Dara, người sáng lập và giám đốc điều hành của Mangrove Lithium, trả lời phỏng vấn với Nikkei Asia trong chuyến thăm Tokyo gần đây rằng: “Chúng tôi đã liên hệ với một số công ty Nhật Bản trong cả lĩnh vực khai thác mỏ cũng như tinh chế”.
Được biết, công ty cung cấp modular platform (tạm dịch: nền tảng mô-đun) có thể chuyển đổi, tinh chế trực tiếp lithium thô thành lithium hydroxide (vật liệu được sử dụng để sản xuất pin lithium-ion).
Việc chế tạo vật liệu này bằng các phương pháp tinh chế thông thường đòi hỏi bước trung gian là chuyển đổi lithium thô thành lithium carbonate. Theo công ty, nền tảng của Mangrove có thể sử dụng quy trình điện hóa để bỏ qua bước này, cho phép sản xuất trực tiếp lithium hydroxide với chi phí thấp hơn, sử dụng ít năng lượng hơn và không có chất thải không thể tái chế.
Thậm chí, nền tảng này có thể lắp đặt tại các địa điểm sản xuất nguyên liệu cũng như tại các địa điểm tái chế pin, cho phép lithium được tinh chế tại địa phương mà không cần quá phụ thuộc vào Trung Quốc, quốc gia vốn thống trị quy trình tinh chế của thế giới và kiểm soát nhiều bước quan trọng trong các chuỗi cung ứng pin hiện nay.
Saad Dara nói rằng: “Bạn không thể di chuyển các mỏ ở Úc và Nam Mỹ nhưng bạn có thể di chuyển các khoáng sản được khai thác và xử lý ở nhiều nơi”. Ông cho biết công nghệ này của công ty sẽ giúp nội địa hóa việc sản xuất pin và xe điện, một xu hướng ngày càng được quan tâm ở nhiều quốc gia.
Hợp tác Nhật Bản-Canada trong lĩnh vực khoáng sản quan trọng ngày càng sâu sắc. Vào ngày 21/9 mới đây, hai nước đã đồng ý phát triển chuỗi cung ứng xe điện ở Canada bằng cách giúp khai thác và xử lý các khoáng sản quan trọng cũng như sản xuất pin ở đó.
Được biết, công ty Mangrove trước đây đã thu hút được nhiều nguồn tài trợ từ quỹ đầu tư Breakthrough Energy Ventures của nhà đồng sáng lập Microsoft, tỷ phú Bill Gates và quỹ đầu tư mạo hiểm của hãng sản xuất ô tô Đức BMW, cùng nhiều tổ chức khác.
Được biết, quỹ đầu tư của tỷ phú Bill Gates tin rằng khi công ty Mangrove có thể triển khai thành công giải pháp của mình, nó sẽ giúp giảm 40% chi phí cho pin lithium hydroxide. Đồng thời cải thiện tỷ suất hoàn vốn nội bộ cho các dự án sản xuất và tinh chế nước muối, cho phép chúng diễn ra nhanh hơn với chi phí thấp hơn. Năm 2021, quỹ này đã đầu tư 10 triệu USD cho Mangrove dù khi ấy công ty chỉ có 7 thành viên.
Hiện Mangrove đang chuẩn bị xây dựng hai nhà máy thương mại ở bang Nevada, Bắc Carolina của Mỹ và dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động sớm nhất vào năm 2025. Theo Dara, phía công ty đã bắt đầu vòng gọi vốn Series B và các công ty Nhật Bản có thể trở thành nhà đầu tư đến từ châu Á đầu tiên tham gia.
Ngành khai thác mỏ đang ngày càng có xu hướng lựa chọn các công ty khởi nghiệp để giải quyết tình trạng khủng hoảng nguồn cung cũng như các tác động tiêu cực đến môi trường.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này đã huy động được kỷ lục 1,6 tỷ USD vào năm 2022, tăng 160% so với năm 2021, ngay cả khi các phân khúc khác bị sụt giảm. Cơ quan này cũng cho biết, các dự án liên quan đến hoạt động khai thác và tinh chế lithium chiếm 1/3 tổng vốn đầu tư.
Tham khảo Nikkei Asia
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng