Sự sụp đổ quá chóng vánh của hãng xe điện này làm người dùng choáng váng, giá xe giảm hơn 90% chỉ sau một tháng.
- Sora của OpenAI vừa chính thức ra mắt, Google đã tung đòn đáp trả đẳng cấp: Độ phân giải lên tới 4K, thời lượng lên tới 2 phút
- Elon Musk tiết lộ với chủ tịch TSMC: Tương lai Tesla không còn nằm ở xe điện, mà ở một thiết bị bí mật?
- Bộ sạc năng lượng mặt trời gắn lên nóc xe điện, hứa hẹn hòa vốn sau 2 năm, giá 75 triệu
- Xem robot Trung Quốc có bánh xe chạy băng băng lên đồi núi và biểu diễn nhào lộn
- Doanh số sụt giảm, Tesla đành lòng cho chủ xe mới sạc miễn phí trọn đời nhằm cứu vãn tình hình
Jiyue, một công ty xe điện Trung Quốc được thành lập với sự hợp tác giữa hai gã khổng lồ Geely và Baidu, đã bất ngờ tuyên bố giải thể chỉ vài ngày sau khi tin đồn về tình trạng khó khăn của công ty bắt đầu lan truyền. Sự sụp đổ của Jiyue đã gây ra một cơn địa chấn trong ngành công nghiệp xe điện Trung Quốc, khiến nhiều người lo ngại cho số phận của các cái tên tiếp theo.
Jiyue, trước đây được biết đến với tên gọi Jidu Auto, là một liên doanh giữa gã khổng lồ công nghệ Baidu (nắm giữ 55% cổ phần) và tập đoàn sản xuất ô tô Geely (45% cổ phần). Tuy nhiên, do không thể lấy được giấy phép sản xuất ô tô, công ty đã phải tái cơ cấu thành Jiyue Auto, với Geely nắm giữ 65% cổ phần và Baidu chỉ còn 35%.
Sụp đổ trong nháy mắt
Sản phẩm đầu tiên của Jiyue, chiếc SUV Jiyue 01, được tung ra thị trường vào năm 2023 nhưng không đạt được doanh số như kỳ vọng. Mẫu xe thứ hai, chiếc sedan Jiyue 07, ra mắt vào tháng 9 năm nay, đã giúp nâng doanh số hàng tháng lên hàng nghìn chiếc. Tuy nhiên, tổng doanh số cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 11 chỉ đạt 13.834 xe, một con số khiêm tốn so với kỳ vọng của công ty.
Vào ngày 10/12, tin đồn trên mạng xã hội Weibo cho rằng Jiyue đang đứng trước nguy cơ giải thể. CEO Xia Yiping đã thừa nhận trong một cuộc họp rằng công ty đang gặp khó khăn và cần phải cắt giảm, sáp nhập các bộ phận để cải thiện hiệu quả hoạt động.
Chỉ hai ngày sau, vào ngày 12/12, công ty đã chính thức tuyên bố giải thể. CEO Xia Yiping bị các nhân viên giận dữ bao vây sau khi thừa nhận rằng khoản bồi thường N+1 cho kế hoạch từ chức vẫn chưa chắc chắn và không thể thanh toán bảo hiểm xã hội. Nhân viên đã phản ứng bằng cách lấy đi các thiết bị văn phòng của công ty.
Đã có những tin đồn về sai phạm tài chính tại Jiyue. CFO Liu Jining cùng với sổ sách của công ty đã biến mất, và dựa trên thông tin liên lạc điện tử, địa chỉ IP của ông đã được xác định là ở Singapore.
Theo báo cáo của Caixin, trước đó vào tháng 10 năm 2024, hãng Baidu đã cử một đội điều tra tài chính đến Jiyue để thực hiện thẩm định trước khi đầu tư thêm 3 tỷ nhân dân tệ (412 triệu USD). Tuy nhiên, họ đã phát hiện ra một lỗ hổng tài chính lên tới 7 tỷ nhân dân tệ (962 triệu USD) không rõ nguyên nhân và quyết định không đầu tư.
Cũng có những tin đồn xoay quanh CEO Xia Yiping, cho rằng ông đã trả quá giá cho nhiều nhà cung cấp. Trụ sở của công ty hiện đang bị bao vây bởi các nhà cung cấp chưa được thanh toán, chủ yếu là các công ty truyền thông được ký hợp đồng để quảng bá trên mạng xã hội.
Khoảng 70% linh kiện của xe Jiyue được mua từ Geely. Vào tháng 2 năm nay, có thông tin Jiyue nợ Geely gần 1,5 tỷ nhân dân tệ (206 triệu USD) tiền linh kiện và phí gia công. Hơn nữa, theo một nhân viên, Geely đã ngừng sản xuất xe cho Jiyue từ tháng 11.
Đổ thêm dầu vào lửa
Sự sụp đổ chóng vánh của Jiyue đã làm người dùng nổi giận, đầu tiên chính là KOLs trong ngành xe điện, những người thường mua các thương hiệu xe mới để đánh giá cho người dùng. Một trong số đó là blogger xe Han Lu.
Chỉ một ngày sau khi Jiyue thông báo giải thể, blogger xe Han Lu đã đăng tải một bài viết cho biết tháng trước anh vừa mua một chiếc Jiyue 07 của hãng này với giá hơn 31,600 USD. Thế nhưng giờ đây, khi mang đến các đại lý để bán lại, anh bất ngờ khi chỉ nhận được lời đề nghị với mức giá 2.750 USD – chưa bằng 1/10 giá mua ban đầu. Với việc hầu hết linh kiện của xe Jiyue đến từ hãng Geely, việc rã xác chiếc xe để bán cũng không còn nhiều giá trị.
Một blogger xe điện khác Jia Gong còn khuyên người dùng nên bán những chiếc xe này càng sớm càng tốt. Ông cho biết, không có sự hỗ trợ từ hạ tầng mạng của nhà sản xuất, các tính năng thông minh trên xe chỉ có thể giúp chiếc xe đi đúng làn. Ông cũng gợi ý chủ xe nên sử dụng các chức năng khóa NFC và UWB càng sớm càng tốt, bởi nếu hạ tầng mạng bị cắt trong tương lai, ứng dụng Bluetooth trên điện thoại sẽ không thể mở khóa và mở cửa xe.
Điều bất ngờ hơn cả là ông Yang Yueqing, Giám đốc kỹ thuật dự án của HiPhi – một hãng xe điện nổi tiếng không kém của Trung Quốc mới sụp đổ vào đầu năm nay. Trong một video cách đây vài ngày, về cơ bản ông Yang khuyên các bên liên quan nên "chạy trối chết". Với vẻ ngoài rối bời, Yang khuyên các nhân viên Jiyue nên nghỉ việc càng sớm càng tốt, tránh phải cạnh tranh gay gắt khi tìm việc mới. Và cũng tương tự các KOLs nổi tiếng ở trên, ông Yang cũng khuyên người dùng nên bán tháo chiếc xe điện này càng sớm càng tốt.
Sự sụp đổ của Jiyue đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho ngành công nghiệp xe điện Trung Quốc. Nếu một công ty với sự hậu thuẫn của những gã khổng lồ như Geely và Baidu còn có thể thất bại, liệu những công ty khác sẽ đi về đâu? Đây là câu hỏi đang khiến giới chuyên gia và người tiêu dùng đau đầu trong bối cảnh thị trường xe điện ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng