Niềm tin Việt Nam sẽ trở thành công xưởng chế biến, chế tạo của thế giới đang lớn hơn bao giờ hết. Đây là động lực để các DN trong nước, nước ngoài đổ vốn vào sản xuất kinh doanh.
Dòng vốn tỷ đô
Trong những ngày cuối cùng 2015, Tập đoàn Masan đã ký với đối tác ngoại khoản đầu tư 1,1 tỷ USD. Mục tiêu của doanh nghiệp (DN) nội là mở rộng khả năng tài chính để phát triển sản xuất kinh doanh trong nước, trong khi đó mục đích của đối tác ngoại là muốn tiếp cận thị trường hơn 90 triệu dân. Trước đó, DN nước ngoài này cũng đã đề nghị mua cổ phần của một DN rượu bia nước giải khát hàng đầu tại Việt Nam nhưng không thành.
Không phải ngẫu nhiên mà tập đoàn nước ngoài bỏ ra cả tỷ USD để đầu tư vào Việt Nam. Thị trường hàng tiêu dùng phát triển mạnh mẽ cùng với nhiều dự báo tích cực là yếu tố khiến nhiều tập đoàn nước ngoài nhòm ngó Việt Nam.
Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam hiện đã lên gần 2.230 USD. Tốc độ tăng trưởng 10%/năm là một tín hiệu tích cực về đời sống kinh tế ở Việt Nam.
Việt Nam được đánh giá sẽ trở thành công xưởng của thế giới trong 20 năm tới.
Nhưng điều quan trọng hơn không hẳn nằm ở khía cạnh hấp dẫn của thị trường trong nước. Đánh của hàng loạt các chuyên gia trên các tờ báo tài chính nổi tiếng như Financial Times hay Bloomberg đều cho rằng, Việt Nam đang dần thay thế Trung Quốc trở thành một công xưởng mới của thế giới.
Trên Bloomberg, nhà đầu tư nổi tiếng Mark Mobius - Chủ tịch Quỹ đầu tư Templeton, nói: Việt Nam nằm trong số các nền kinh tế sẽ thay thế vị trí của Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc 2 thập kỷ trước đây. Sự phát triển nhanh chóng của thị trường Việt Nam sẽ mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư.
Theo hãng tin Nikkei, nhà sản xuất gia công gia giày lớn nhất thế giới Pou Chen đang có kế hoạch chuyển nhà máy sang Việt Nam, để tận dụng lợi thế TPP. Theo đó, tới cuối quý III/2015, DN có trụ sở tại Đài Loan có số lượng giày dép sản xuất tại Việt Nam chiếm 42% (của hơn 300 triệu đôi), tăng 39% so với cùng kỳ.
Trên thị trường chứng khoan, hàng loạt các nhà đầu tư đang đổ tiền vào các DN Việt Nam trong bối cảnh môi trường kinh doanh được cải thiện. Quỹ đầu tư Thái Lan The Ton Poh Fund hôm 17/12 mua thêm 300 nghìn cổ phiếu SKG của Superdong-Kiên Giang, để trở thành cổ đông lớn với tổng giá trị cổ phiếu đang nắm giữ khoảng 130 tỷ đồng. The Ton Poh cũng là quỹ đã đầu tư vào Coteccons (CTD) và Hoàng Huy (HHS) ngay trong năm 2015. Fraser & Neave (F&N) của Singapore đang nắm giữ cả tỷ USD giá trị cổ phiếu tại Việt Nam.
Dệt may, giày dép, điện tử... là những ngành thu hút nhiều đầu tư.
Tập đoàn thực phẩm, đồ uống tại Singapore Fraser & Neave (F&N) được cho là muốn mua số cổ phần VNM do SCIC đang nắm giữ, cho dù F&N đã nắm khoảng 11% cổ phần, trị giá gần 800 triệu USD. Tỷ phú Mark Mobius cũng nhăm nhe đổ 3 tỷ USD vào Việt Nam trong 5 năm tới.
Niềm tin công xưởng mới
Không phải tới 2015 làn sóng FDI vào Việt Nam mới xuất hiện. Cách đây gần chục năm, Samsung đã âm thầm vào Việt Nam. Hồi cuối năm 2012, Tập đoàn xi măng Siam (SCG) của Thái Lan bỏ ra 240 triệu USD để mua nhà sản xuất gạch lát gốm lớn nhất Việt Nam - Prime.
Người Việt cũng đã quen với các thương hiệu Metro và Big C đến từ Đức và Pháp, với hàng chục hệ thống bán lẻ ở các vị trí đẹp trên khắp Việt Nam từ nhiều năm nay. Hay những dự án tỷ đô với những ngôi nhà chọc trời của Keangnam và gần đây là Lotte. Người Việt cũng đã biết đến những “ông lớn” Thái Lan nhòm ngó, đàm phán mua lại hệ thống Metro và Big với giá lên tới cả tỷ USD.
Tuy nhiên, phải cho đến 2015, khi Việt Nam đàm phán và ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do, khái niệm “công xưởng mới của thế giới” mới được đề cập tới. Làn sóng đầu tư vào Việt Nam rầm rộ hơn bao giờ hết.
Hàng tỷ USD đã được Samsung dồn dập đăng ký và giải ngân. Cho tới tới cuối 2015, Samsung đã biến Việt Nam thành cứ điểm sản xuất đồ điện tử lớn nhất của tập đoàn này trên thế giới, với số tiền đầu tư lên tới hàng chục tỷ USD. 30% điện thoại di động của Samsung trên toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam với giá trị xuất khẩu lên tới khoảng 30 tỷ USD.
Intel gần đây cũng có dự định chuyển nhà máy từ Malaysia sang Việt Nam. LG Hàn Quốc trong năm 2015 cũng đã đánh dấu mốc 30 hoạt động tại Việt Nam bằng một nhà máy mới có vốn đầu tư 1,5 tỷ USD.
Việt Nam còn đối mặt với nhiều trở ngại: Doanh nghiệp nội yếu kém, năng suất lao động thấp, chưa có đột phá về thể chế, chiến lược.
Tờ F.Express hồi tháng 10 nhận định, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để trở thành nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 3 thế giới. Khả năng tăng trưởng sản xuất dệt may của Việt Nam được cho còn tăng mạnh khi TPP có hiệu lực. Cũng theo tờ báo này, chính các DN dệt may Ấn Độ đang chờ đợi để đổ bộ vào Việt Nam mở xưởng.
Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương diễn ra ngày 28/12 nhận định, động lực tăng trưởng chủ yếu của năm 2015 bao gồm sự phục hồi và tăng trưởng cao của sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo.
Trước đó, tại hội thảo “Việt Nam trở thành một trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới sau năm 2015”, các chuyên gia đều bày tỏ sự lạc quan khi công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được sự quan tâm từ các DN, nhất là khối FDI. Làn sóng dịch chuyển đầu tư cho thấy Trung Quốc không còn được xem là "công xưởng" chính của thế giới.
Giám đốc quốc gia của WB tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa cho rằng, Việt Nam có lợi thế nhờ gần chuỗi sản xuất toàn cầu, lao động dồi dào, chi phí thấp, quy mô thị trường lớn và hội nhập mạnh mẽ...
GS.TS. Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, hy vọng Việt Nam có thể trở thành một trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới. Tuy nhiên, ông cũng muốn nền kinh tế Việt Nam sẽ phải dựa trên khoa học công nghệ, phải tập trung áp dụng khoa học công nghệ, chứ không chỉ là gia công chế biến.
TheoVietnamNet
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng