Cú đặt cược liều lĩnh của Elon Musk vào Trung Quốc: Chính phủ ‘bẻ cong’ quy định, cho vay gần như không lãi suất để chiều lòng Tesla, mối quan hệ 'bất thường' khiến Mỹ phải 'để mắt'
Sự ưu ái của Trung Quốc dành cho Elon Musk là chưa từng có trước đây!
- Xe điện ‘ế’, Elon Musk đang phải làm điều chưa từng có trong lịch sử dù cực kỳ ghét, còn vô tình làm giàu cho 'kẻ thù' Mark Zuckerberg
- Streamer bán xe tại Trung Quốc "khốn khổ" sau màn ra mắt của Xiaomi SU7
- Người dùng không muốn mua xe điện Xiaomi SU7 vì "dễ bị say xe", CEO Xiaomi Lôi Quân phản hồi ra sao?
- Tiền bối hơn 2 tuổi khiến Elon Musk run sợ: Ra mắt 'xe điện trong mơ' giúp tài xế điều khiển được điều hòa, nồi cơm điện từ trên xe, 1 lần sạc đi được tới 830 km
- Có nên sạc xe điện VinFast khi trời mưa to?
Ra mắt chiếc Tesla đầu tiên sản xuất tại Thượng Hải vào năm 2020, Elon Musk vui mừng cực độ. Vị tỷ phú này vài năm trước đã quyết định đặt cược vào Trung Quốc - quốc gia tỷ dân nổi tiếng cung cấp phụ tùng giá rẻ và nhân lực đa tài. Đây chính là điểm tựa thích hợp giúp ngành công nghiệp xe điện non trẻ khi đó được khởi động.
Đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, nhà máy Tesla ngay tại quê hương chính là ‘phần thưởng’. Đây sẽ là lá cờ đầu, đóng góp hơn một nửa lượng giao hàng toàn cầu của Tesla và phần lớn lợi nhuận hãng.
Musk ban đầu dường như chiếm thế thượng phong và giành được nhiều nhượng bộ từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên hiện tại, trong bối cảnh Tesla ngày càng gặp khó khăn và mất dần lợi thế trước các đối thủ ‘cây nhà lá vườn’, mối quan hệ khăng khít ngày nào đã trói buộc Musk vào Bắc Kinh theo cách mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ muốn giám sát chặt chẽ.
Các cuộc phỏng vấn với cựu nhân viên Tesla khi thấy Musk đã xây dựng mối quan hệ cộng sinh bất thường với Bắc Kinh: thu lợi từ sự hào phóng của chính phủ Trung Quốc ngay cả khi đã nhận được trợ cấp từ Mỹ. Quyết định thay đổi những chính sách quan trọng về quy định khí thải quốc gia của đại lục năm đó đã mang lại lợi ích trực tiếp cho Tesla với khoản lợi nhuận ước tính hàng trăm triệu USD thời điểm huy hoàng.
Ngoài ra, Elon Musk cũng có cơ hội tiếp cận nhiều lãnh đạo cấp cao. Nhà máy Thượng Hải phát triển với tốc độ cực nhanh mà không cần bất kỳ đối tác địa phương nào - điều chưa từng có trước đây với một công ty ô tô nước ngoài ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngay sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt mục tiêu biến đất nước trở thành một cường quốc ô tô, các nhà sản xuất ô tô nội địa như BYD và SAIC bắt đầu tăng tốc, thậm chí đe dọa cả các nhà sản xuất ô tô lâu đời như Volkswagen, Renault và Stellantis. Tesla ít nhiều bị ảnh hưởng.
Theo The New York Times, Elon Musk phụ thuộc nhiều vào thị trường và chuỗi cung ứng giá rẻ Trung Quốc. Mối quan hệ bền chặt tới mức cả 2 khó có thể thoát ra nếu muốn.
“Elon Musk có mối quan hệ tài chính sâu sắc với Trung Quốc, bao gồm cả nhà máy của ông ấy tại Thượng Hải”, Thượng nghị sĩ Mark Warner nói.
Được biết Elon Musk không muốn chia sẻ quyền sở hữu nhà máy Tesla với bất kỳ công ty Trung Quốc nào, vậy nên vào năm 2018, giới chức nước này đã thu hồi quy định đối với tất cả các hãng xe điện nước ngoài. Động thái chính là chiến thắng lớn của Tesla.
Theo một quan chức họ Tao, giới chức Trung Quốc đã sử dụng “những cách tiếp cận rất sáng tạo và thận trọng” để bẻ cong chính sách theo mong muốn của Tesla.
“Tôi ngưỡng mộ ông Musk và SpaceX, nhưng bất kỳ ai cũng sẽ lo ngại nếu như có mối quan hệ về tài chính với Trung Quốc”, ông Stewart, thành viên cấp cao của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, cho biết.
Dưới sự giám sát của ông Li Qiang, ngân hàng nhà nước đã cung cấp cho Tesla hơn 11 tỷ nhân dân tệ (1,5 tỷ USD) các khoản vay lãi suất thấp. Thỏa thuận này hào phóng đến mức Huang Yonghe - quan chức cấp cao của tập đoàn công nghiệp ô tô cho biết một bộ trưởng đã vô cùng ngần ngại.
“Các nhà lãnh đạo Thượng Hải đang làm điều không thể tin. Họ cho đi toàn bộ khoản đầu tư và Tesla gần như không phải tốn một xu nào”, ông Huang Yonghe nói.
Theo đại diện Tesla, 95% linh kiện được sử dụng trong nhà máy ở Thượng Hải đều có nguồn gốc từ địa phương. Hãng chủ yếu sử dụng pin của CATL thay vì hợp tác với Panasonic như ở Mỹ.
Bên cạnh đó, chi phí xây dựng nhà máy Thượng Hải của Tesla cũng rẻ hơn khoảng 65% so với bình thường. Chính Musk đã gọi nhà máy này là “hình mẫu cho sự tăng trưởng trong tương lai”.
Dĩ nhiên, kỳ vọng trên đi đôi với trách nhiệm. Tại Trung Quốc, công nhân đã quen với những tuần làm việc kéo dài - điều mà Musk coi là lợi thế. Họ phải làm liên tục 4 ca, mỗi ca kéo dài 12 tiếng, sau đó có 2 ngày nghỉ ngơi trước khi chuyển sang 4 ca đêm, mỗi ca 12 tiếng.
Trong thời gian Thượng Hải đóng cửa năm 2022, một số công nhân Tesla phải ngủ trên sàn nhà máy. Điều kiện làm việc khắc nghiệt khiến Musk thường xuyên trở thành chủ đề bị bàn tán khi nhắc đến chính sách làm việc khắc nghiệt.
Vào tháng 9, Liên minh châu Âu thực hiện một cuộc điều tra nhằm xem xét xem liệu các chính sách của Trung Quốc có mang lại lợi thế không công bằng cho các thương hiệu xe điện hay không. Tesla không bị điều tra về mặt kỹ thuật song vẫn có thể phải đối mặt với mức thuế quan mới.
Tại Mỹ, chính quyền ông Biden đã thúc đẩy Đạo luật Giảm lạm phát trong nỗ lực tăng tính cạnh tranh. Nhà Trắng hiện đang xem xét tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc, vốn đã ở mức 25%.
Bất chấp sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các đối thủ ‘cây nhà lá vườn’, Elon Musk vẫn ‘hiên ngang’. Vào tháng 4/2023, ông thông báo cho xây dựng một nhà máy mới tại Thượng Hải chuyên sản xuất pin Megapack - loại pin lithium-ion dùng để lưu trữ năng lượng.
Trong thông báo tại lễ ký kết dự án, Tesla nêu rõ nhà máy mới dự kiến đi vào sản xuất vào quý II/2024. Thời gian ban đầu, nơi đây sẽ sản xuất 10.000 pin Megapack/năm, tương đương với khả năng lưu trữ năng lượng lên tới 40 GWh. Các sản phẩm của nhà máy sẽ được bán trên toàn thế giới.
Động thái trên cho thấy quyết tâm của Elon Musk trong việc phát triển lĩnh vực sản xuất pin và năng lượng mặt trời lên quy mô tương đương mảng xe điện - vốn là nguồn thu chủ yếu của Tesla. Tesla hiện cũng có một nhà máy sản xuất pin Megapack tại Lathrop, bang California (Mỹ), với công suất sản xuất 10.000 pin Megapack/năm.
Musk thường xuyên dành những lời khen ‘có cánh’ cho đại lục. Trong một chương trình phát thanh vào tháng 7/2020 của Automotive News, vị tỷ phú cho biết: “Trung Quốc là một quốc gia ấn tượng. Ở đó có rất nhiều người thông minh và chăm chỉ, trong khi ở Mỹ, tôi thấy ngày càng sự tự mãn và đặc quyền nhiều”.
Trước đó, Musk cũng từng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, nhất là việc nhà máy sản xuất ô tô Tesla ở Thượng Hải có thể hoàn tất và đi vào hoạt động một cách nhanh và rẻ như thế nào.
“Sự thịnh vượng kinh tế mà Trung Quốc đạt được thực sự đáng kinh ngạc, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng!”, Musk nói.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Trung Quốc là thị trường xe điện quan trọng nhất thế giới, trong đó công lao phần lớn đến từ Elon Musk. Chính người đàn ông này đã đánh thức một thị trường ‘ngủ quên’, sau khi sức hấp dẫn của Tesla thúc đẩy nhiều người tiêu dùng chuyển từ ô tô chạy xăng sang chạy điện.
“Nếu bạn là người Trung Quốc: Hãy cảm ơn Tesla vì đã đánh thức một phần thị trường đang ngủ quên và cụ thể ở đây chính là những người tiêu dùng bán lẻ”, Bill Russo, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Automobility, một công ty tư vấn đầu tư và chiến lược có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết.
Lợi ích của Tesla đối với Trung Quốc có thể được nhìn thấy thông qua chuỗi cung ứng. Công ty cho biết việc sản xuất tại Thượng Hải đã được nội địa hóa 95%. Nhiều nhà sản xuất xe điện Trung Quốc cũng thích tìm nguồn cung ứng từ các nhà cung cấp của Tesla.
CATL, nhà sản xuất pin xe điện lớn nhất thế giới, có doanh thu phụ thuộc 12% vào Tesla. Nhà cung cấp vỏ nhôm cho pin và hệ thống động cơ Ningbo Xusheng Auto Technology cũng coi Tesla là khách hàng lớn nhất trong gần một thập kỷ.
Được biết, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đã học hỏi từ kinh nghiệm sản xuất của Tesla. Đối với Model Y, Tesla đúc khung ô tô dính liền - một kỹ thuật giúp giảm trọng lượng xe, chi phí và thời gian lắp ráp. Phương pháp này hiện được áp dụng bởi một nhóm các nhà sản xuất EV Trung Quốc, bao gồm NIO và XPeng. NIO sử dụng kỹ thuật đó trên chiếc sedan ET5 của mình. Nó cũng lấy nguồn từ các nhà cung cấp khung xe hơi của Tesla là Wencan Group.
Theo: The New York Times, WSJ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng