Cú ngã 220 tỷ USD của Tencent vừa thiết lập kỷ lục thế giới mới trong giới công nghệ
Từ đầu năm nay, cổ phiếu của Tencent đã bắt đầu lao dốc không phanh, và phá vỡ nhiều kỷ lục về số ngày giảm giá cũng như giá trị vốn hóa bị bốc hơi của mình.
Cuộc tháo chạy trị giá 220 tỷ USD khỏi cổ phiếu Tencent Holdings Ltd đã bước sang một giai đoạn hỗn loạn mới.
Không chỉ vì giá trị thị trường của người khổng lồ internet Trung Quốc đã mất nhiều hơn bất kỳ công ty nào khác trên toàn thế giới trong năm nay, mức giảm 38% từ mức giá cao vào tháng Một vừa qua, và cũng là mức giảm sâu nhất kể từ khi Tencent niêm yết trên sàn chứng khoản Hồng Kông vào năm 2014.
Giá cổ phiếu giảm 38% - mức giảm sâu nhất từ trước đến nay của Tencent.
Hơn nữa, cổ phiếu này đã lập nên một kỷ lục khi nằm ở xu hướng giá xuống trong suốt 259 ngày, và thứ Ba vừa qua đánh dấu chuỗi mất giá liên tục dài nhất của cổ phiếu này khi nó sụt giảm phiên thứ 8 liên tiếp. Cổ phiếu của công ty chưa bao giờ rơi vào tình trạng khó khăn như vậy so với các cổ phiếu công nghệ toàn cầu.
Đó là một sự đảo ngược đáng kể cho cổ phiếu này khi nó từng có tỷ suất sinh lời hơn 67.000% tính từ lúc IPO cho đến tháng Một năm 2018 – mức tỷ suất tốt nhất trong số các công ty có giá trị vốn hóa lớn trên toàn trong cùng thời kỳ. Tencent không chỉ nổi tiếng về việc sở hữu hàng loạt tựa game trực tuyến đình đám, dịch vụ nhắn tin tức thời WeChat và mảng kinh doanh tài chính vẫn còn nhiều tiềm năng cũng làm cổ phiếu của công ty trở nên hấp dẫn đối với cả các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức.
Tuy nhiên, gió đã đổi chiều sau khi công ty phải đối mặt với hàng loạt các tin dữ dồn dập đổ tới trong năm nay.
Quý 3-2018 trở thành quý đáng quên nhất cho Tencent với mức thua lỗ cao nhất từ trước đến nay.
Tin xấu đầu tiên đến từ 9 tháng trước, khi những mối lo ngại toàn cầu về bong bóng giá trị công ty công nghệ đã kéo tụt Tencent và nhiều cổ phiếu công nghệ khác. Đến tháng Ba, đà mất giá tăng tốc sau khi Tencent cảnh báo về lợi nhuận yếu kém và một trong những cổ đông lâu năm nhất của công ty đang bán ra gần 11 tỷ USD cổ phần.
Tiếp theo đó là làn sóng bán tháo của các nhà đầu tư Trung Quốc, sau khi Tencent ghi nhận mức sụt giảm lợi nhuận đầu tiên trong một thập kỷ nay, và chính phủ Trung Quốc thắt chặt lại việc cấp phép trò chơi.
Không những vậy, cổ phiếu Tencent – từng được xem như có tỷ trọng lớn nhất trong bảng chỉ số các thị trường mới nổi trên toàn cầu của MSCI – lại bị giáng tiếp cú đòn thứ hai trong những ngày gần đây giữa các lo ngại về việc tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc và đồng Nhân dân tệ yếu. Cổ phiếu Tencent giảm 1,7% xuống còn 293.80 HKD vào thứ Ba vừa qua, mức đóng cửa thấp nhất từ tháng Bảy 2017 đến nay.
Kỷ lục 259 ngày nằm ở xu hướng giảm của cổ phiếu Tencent.
Nhưng vẫn còn một nhóm chuyên gia bám chặt lấy Tencent bất chấp các khó khăn trong năm nay: các nhà phân tích bên bán (Sell-side analyst) – những nhà phân tích tiếp thị những sản phẩm tài chính cho bên mua. Bloomberg ghi nhận gần như tất cả 49 nhà dự báo mà họ theo dõi đánh giá nên mua vào cổ phiếu này, với mức giá mục tiêu của 12 tháng tới sẽ tăng khoảng 52% so với hiện tại.
Nhưng nếu căn cứ vào việc một số nhà phân tích đã không dự báo được tình trạng bán tháo hiện tại, các nhà đầu tư có lẽ nên thận trọng trước khi mua vào cổ phiếu này. Theo dữ liệu từ Bloomberg, ngay cả sau khi sụt giảm, cổ phiếu Tencent vẫn đang giao dịch ở mức cao gấp 25 lần thu nhập dự kiến trong 12 tháng tới. Trong khi đó, đối với các cổ phiếu bị sụt giảm mạnh trong những năm 2008 và 2011, con số này gần ở mức 20.
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng