Cùng chiêm ngưỡng chiếc kem độc đáo chiến thắng cuộc thi thiết kế đồ ăn tại Anh.

    kyrhaf,  

    Một cây kem màu hồng, vị trà Chai được sáng tạo bởi Sally Reynolds đã chiến thắng cuộc thi về kem của Bompas & Parr, diễn ra trong Liên hoan thiết kế London năm nay.

    Cùng chiêm ngưỡng chiếc kem độc đáo chiến thắng cuộc thi thiết kế đồ ăn tại Anh. - Ảnh 1.

    Cây kem có hình bầu ngực người con gái đã suất sắc chiến thắng tại cuộc thi thiết kế đồ ăn tại Liên hoan thiết kế London năm nay.

    Một cây kem màu hồng, vị trà Chai được sáng tạo bởi Sally Reynolds đã chiến thắng cuộc thi về kem của Bompas & Parr, diễn ra trong Liên hoan thiết kế London năm nay.

    Cùng chiêm ngưỡng chiếc kem độc đáo chiến thắng cuộc thi thiết kế đồ ăn tại Anh. - Ảnh 2.

    Món kem Gelato (Kem Ý) hình bầu ngực của Reynolds được phát triển từ một mô hình phức tạp mà bà thiết kế ra.

    Được đặt tên khéo léo để thể hiện lòng tôn sùng với bầu ngực của người phụ nữ, chiếc kem này được dùng để tôn vinh vẻ đẹp của hình thể phái đẹp. Theo lời nhà thiết kế chia sẻ, nó "phô diễn sức mạnh của người phụ nữ trong hoàng gia".

    Thiết kế của chiếc kem Gelato hình bầu ngực đơn giản này được phát triển từ một mô hình phức tạp mà Reynolds đã điêu khắc trong thực tế ảo. Món kem này được làm theo hương vị Rose Masala Chai - bao gồm hương vanilla gelato cùng siro hồng và vị trà chai.

    Cùng chiêm ngưỡng chiếc kem độc đáo chiến thắng cuộc thi thiết kế đồ ăn tại Anh. - Ảnh 3.

    Vị trí thứ hai của cuộc thi được trao cho chiếc kem của Estela Gless lấy cảm hứng từ viên kẹo của người Mexico.

    Cuộc thi thiết kế đồ ăn của Studio Bompas & Parr yêu cầu các kiến trúc sư và các nhà thiết kế đưa ra ý tưởng cho một khuôn đúc kem 3D dựa trên những chiếc khuôn được sử dụng trong hoàng gia vào thế kỷ 18 trong khuôn khổ Liên hoan thiết kế London.

    Thiết kế chiến thắng cùng với hai vị trí tiếp theo sẽ được chọn bởi một hội đồng thẩm định 11 người hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo, bao gồm cả đồng sáng lập kiêm biên tập viên của Dezeen, Marcus Fairs.

    Cùng chiêm ngưỡng chiếc kem độc đáo chiến thắng cuộc thi thiết kế đồ ăn tại Anh. - Ảnh 4.

    Món kem của Gless là một loại kem Dondurma (Kem Thổ Nhĩ Kỳ) có vị cherry

    Về nhì cuộc thi là Estale Gless với món kem Dondurma vị cherry - một loại kem Thổ Nhĩ Kỳ với kết cấu có tính đàn hồi, dẻo dai - được lấy cảm hứng bởi băng tuyết tươi sáng đầy màu sắc tại Mexico như Paleta.

    Được gọi là Mouth Toys, thiết kế này nhằm phản ánh sự biến đổi tinh tế cả về thể chất lẫn cảm xúc khi ăn kem.

    Cùng chiêm ngưỡng chiếc kem độc đáo chiến thắng cuộc thi thiết kế đồ ăn tại Anh. - Ảnh 5.

    Michele Menescardi được gọi tên ở vị trí thứ ba với món kem Bubble-icious

    Về vị trí thứ ba là nhà thiết kế gốc Milan, Michele Menescardi với món kem Bubble-icious của mình, được thiết kế phỏng theo một bánh xà phòng. Hương vị dứa và húng quế được lấy cảm hứng từ món salad hoa quả, cùng với truyền thống cổ xưa về nghệ thuật làm bánh kẹo và ẩm thực của người Ả Rập.

    "Mặc dù trông có vẻ khoa trương và không đồng nhất, nhưng chúng khá ổn, hương vị thì rất thú vị và tôi thích tính phản trực giác khi đưa một cái gì đó trông như một bánh xà phòng vào miệng," Fairs chia sẻ.

    Cùng chiêm ngưỡng chiếc kem độc đáo chiến thắng cuộc thi thiết kế đồ ăn tại Anh. - Ảnh 6.

    Món kem của Menescardi trông như một bánh xà phòng

    Mỗi tác phẩm sáng tạo đông lạnh này chỉ ăn được trong vòng 1 ngày vào 20 tháng Chín tại Scoop - một triển lãm được trưng bày bởi British Museum of Food (Bảo tàng Thực phẩm Anh), được tổ chức cho đến ngày 30 tháng 9 tại Gasholder 11, London.

    Tất cả lợi nhuận từ việc bán hàng sẽ được quyên góp cho Maggie's Centres, tổ chức hỗ trợ những người mắc bệnh ung thư và gia đình, bạn bè của họ.

    Cùng chiêm ngưỡng chiếc kem độc đáo chiến thắng cuộc thi thiết kế đồ ăn tại Anh. - Ảnh 7.

    Món kem không chảy đầu tiên trên thế giới được thiết kế bởi Bompas & Parr cũng được trưng bày tại triển lãm Scoop chỉ trong ngày 22 tháng Tám. Món kem không chảy này được lấy cảm hứng từ một vật liệu hỗn hợp đông lạnh được sử dụng phổ biến trong Thế chiến thứ hai.

    Theo Dezeen 

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày