Cùng nghe bản nhạc điện tử đầu tiên trên thế giới tạo ra bởi máy tính của Alan Turing

    Dink,  

    Cha đẻ của khoa học máy tính cũng là cha đẻ chiếc máy tính tạo ra bản nhạc điện tử đầu tiên.

    Nếu bạn đam mê nhạc dubstep, thích thú với những giai điệu EDM hay bất kì loại nhạc nào được “sáng tác” bằng máy tính, bạn cần phải gửi lời cảm ơn tới Alan Turing, cha đẻ của ngành khoa học máy tính.

    Tại sao ư? Vì ông chính là tác giả của chiếc máy tính tạo nên bản nhạc điện tử đầu tiên trên thế giới. Người ta đã tìm thấy bản thu âm ấy từ 65 năm trước trong phòng thí nghiệm Turing đặt tại Manchester, phía Bắc nước Anh. Phần âm thanh được lưu trên một chiếc đĩa đã hỏng rộng 15 cm.

    Nguồn gốc của đoạn nhạc này

    Trong cuốn sách mà ông Turing đã viết, cuốn Programmers’ Handbook for Manchester Electronic Computer Mark II, chương sách viết về lập trình một nốt nhạc đã làm một giáo viên và cũng là một người chơi piano mang tên Christopher Strachey đã cảm thấy tò mò.

    Ông đã tìm tới phòng thí nghiệm của Turing đặt tại Manchester và xin được giấy phép sử dụng máy tính tại đây trong vòng một đêm. Tính tới thời điểm ấy, công trình của Strachey là chuỗi lập trình máy tính lâu nhất từng được thực hiện. Và khi bình minh lên, ông đã có thể khiến cho cỗ máy kia hát được giai điệu của Quốc ca Anh.

     Alan Turing.

    Alan Turing.

    Giáo sư Jack Copeland tại Đại học Canterbury, New Zealand và nhạc sĩ Jason Long đã bắt tay hợp tác, trong cố gắng khôi phục lại “hóa thạch nhạc điện tử” này. Bạn có thể nghe công trình phục chế của hai người tại đây.

     Hai nhà nghiên cứu đã có công trình phục chế lại bản nhạc điện tử đầu tiên trên thế giới.

    Hai nhà nghiên cứu đã có công trình phục chế lại bản nhạc điện tử đầu tiên trên thế giới.

    Trong đoạn nhạc, bạn có thể nghe thấy “God Save the King” và “Baa Baa Black Sheep” cũng như bản nhạc “In The Mood” nổi tiếng của Glenn Miller. Thậm chí, ở đằng sau, bạn còn có thể nghe thấy lời khen ngợi rằng cỗ máy phát nhạc hoạt động khá là trơn tru.

    Bằng cách xem xét kĩ lưỡng cao độ các nốt mà máy tính Mark II có thể tạo ra (những hướng dẫn cụ thể đã nằm trong cuốn sách hướng dẫn của Turing), và ghi chú lại những chuyển đổi âm thanh trong bản âm thanh tìm thấy được, các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng bản thu âm thu được đó đã chạy sai tốc độ. Bằng những thông tin mình có được, họ đã có thể tạo ra một bản thu đúng chính xác với âm thanh mà chiếc máy đáng lẽ đã tạo ra.

    Lần tới bạn nhún nhảy theo âm thanh của bản nhạc điện tử kia, hãy nhở tới ông tổ của chúng, cũng là người đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên nền khoa học máy tính, Alan Turing.

    Tham khảo thenextweb

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày