Cùng tham quan nhà máy Leica tại Wetzlar Đức: ngôi nhà sản sinh ra những chiếc máy ảnh và ống kính lừng danh trên thế giới
Bên trong ngôi nhà sản sinh ra hàng loạt máy ảnh trong mơ của biết bao tay nhiếp ảnh gia có gì đặc biệt? Hãy cùng dạo quanh nhé!
Leica là một trong những cái tên tuổi lâu đời nhất trong ngành nhiếp ảnh và từ lâu đã là một trong những thương hiệu uy tín nhất. Từ những năm 1920, mô hình máy ảnh chất lượng cao của Leica đã thiết lập một tiêu chuẩn về độ chính xác cơ học và gần như là không có đối thủ cạnh tranh nào trong nhiều thập kỷ, nhiều phóng viên ảnh hàng đầu thế giới đã sử dụng những chiếc máy ảnh Rangefinder của Leica để ghi lại các sự kiện lịch sử của thế kỷ 20.
Gần như 100 năm sau khi Leica (tên được ghép giữa Leitz, tên của công ty mẹ, với 'Camera') được đưa vào sản xuất, thương hiệu này vẫn còn là một tượng đài đứng vững và nhà máy vẫn đặt tại quê hương Wetzlar, Đức.
Mời các bạn đến tham quan ngôi nhà của Leica, nơi sản sinh ra những chiếc máy ảnh cùng ống kính trứ danh toàn thế giới:
Leica được thành lập ở Wetzlar, và đặt trụ sở tại đây kể từ đó. Vì vậy, Leica có một liên kết chặt chẽ đến các hoạt động của thành phố, các quán cà phê, quán bar vì những người hâm mộ Leica sẽ đến hành hương về nơi khai sinh của công ty. Đây có thể là fan art mà tác giả tình cờ thấy được tại một cửa hiệu tranh ảnh tại trung tâm thành phố.
Khu sảnh tiếp đón trong Công viên Leitz có một nửa không gian để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật và một nửa còn lại là gian hàng. Bên cạnh các triển lãm được cập nhật thường xuyên, du khách có thể tìm hiểu về lịch sử của máy ảnh Leica.
Thoạt nhìn những sản phẩm này trông giống như những chiếc máy rangefinders Leica cổ điển, nhưng trên thực tế chúng lại là sản phẩm của một số thương hiệu khác đã "copy" thiết kế của Leica và đã đạt được mức độ thành công khác nhau. Một số trong đó, như các bản sao đã được chế tạo sau chiến tranh của Canon và Taylor-Hobson, là tuyệt vời…
…trong khi một số khác, giống như bản Leica M3 "copy" này, thì lại chẳng được đánh giá cao.
Thậm chí ở đây có sẵn rất nhiều cuốn sách viết về các sản phẩm từng "copy" máy ảnh Leica của họ...
Đây là bức tượng chân dung của Oskar Barnack - một nhà làm phim nghiệp dư và thiết kế nên chiếc máy ảnh có tên gọi Lilliput sử dụng khổ phim 35mm, với mục đích ban đầu là đo độ nhạy sáng của phim. Khi ông đưa ra thiết kế vào những năm đầu của thế kỷ 20, Leitz vẫn là một nhà sản xuất kính hiển vi. Nhưng sau khi thuyết phục ông Leitz theo đuổi sự phát triển của Leica, mọi thứ đã thay đổi.
Bản phục dựng của chiếc máy ảnh "Ur-Leica" được sản xuất năm 1914. Mặc dù nhìn rất khác so với các máy ảnh Rangefinder sau này nhưng chiếc máy nguyên bản của Barnack vẫn mang nhiều nguyên tắc thiết yếu trong việc thiết kế dòng Leica M sau này.
Bên trong nhà máy lắp ráp, những thấu kính thô (chủ yếu là kính Schott) được xếp chồng lên nhau trước khi được mang đi mài, đánh bóng và phủ, sau đó lắp thành các ống kính hoàn chỉnh.
Quy trình sản xuất ống kính rất nghiêm ngặt. Các thấu kính từ những thấu kính thô qua các công đoạn xử lý đều được sơn một lớp sơn dầu bảo vệ màu đen và được tẩy rửa đi cho đến khi bắt đầu công đoạn tiếp theo. Chỉ sau khi quá trình đánh bóng cuối cùng kết thúc chúng mới được chuyển sang môi trường được kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm để sơn phủ coat.
Điều này khác biệt so với các hãng sản xuất khác trên thế giới (Canon, Nikon...). Thường thì toàn bộ quy trình sản xuất sẽ nằm trong một không gian biệt lập có kiểm soát điều kiện. Lý do đằng sau phương pháp của Leica đó chính là việc dễ dàng bảo vệ các thấu kính đến khi lắp ráp bằng các công đoạn vệ sinh theo quy định hơn là việc làm sạch một môi trường nhà máy lớn.
Các ô dùng để đồ dùng cá nhân được đặt cao và ngang với hàng rào bảo vệ. Điều này nhắc nhở nhân viên cần phải mang đồ bảo vệ lên giầy, tóc, quần áo để vào phòng thí nghiệm. Đây là những khu vực được kiểm soát môi trường nhiều hơn.
Những thấu kính phi cầu đang đợi được đánh bóng.
Ngày nay, các máy đánh bóng đều vận hành tự động để đảm bảo bề mặt chính xác với sai số khoảng 0,01 micron. Quá trình tạo hình và đánh bóng mỗi lần mất từ 30-60 phút cho một thấu kính phi cầu.
Những thấu kính đang đánh bóng sẽ được đo bằng tia laser để có được độ chính xác cao nhất.
Kết quả của các phép đo được đưa ra đồng thời đến một máy tính để phân tích, xác định xem các thấu kính có lỗi cần phải mài lại không.
Một thấu kính được mài, đánh bóng và tráng phủ. Sau đó được kiểm tra và lau sạch bằng tay.
Các cạnh rìa của thấu kính được sơn cẩn thận với sơn màu đen để giảm thiểu tối đa sự phản xạ. Việc này cũng được thực hiện bằng tay.
Mô hình tham khảo về cơ chế lấy nét của ống kính được các kỹ thuật viên tham khảo khi lắp ráp.
Những vòng lấy nét của ống kính Leica 35mm F2.4 Summarit đang trong quá trình kiểm tra và lắp ráp.
Kiểm tra thủ công luôn là công đoạn cuối cùng tại mỗi khâu sản xuất. Tại đây, cơ chế lấy nét của một ống kính 90mm F4 được gắn vào thân máy Leica M6. Sau khi vượt qua giai đoạn kiểm tra nhanh này nó sẽ được chuyển sang công đoạn tiếp theo.
Đối với các ống kính cao cấp, độ chính xác cao như APO 90mm F2, luôn cần có sự kiểm tra của con người. Các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm đánh giá cơ chế lấy nét theo từng ống kính một cách thủ công, kiểm tra độ êm mượt, điều chỉnh cho đến khi họ cảm thấy hài lòng. Kết quả cuối cùng của quá trình này là cảm giác nhẹ nhàng và sang trọng mỗi khi thực hiện thao tác lấy nét.
Sau khi kiểm tra, điều chỉnh và kiểm tra thêm một lần nữa, các thành phần của một vài ống kính APO 90mm F2 được đặt trong khay trước khi lắp ráp lần cuối.
Trước khi lắp ráp, các thành phần phải trải qua một quá trình làm sạch sâu bằng sóng siêu âm.
Hoặc nếu còn bẩn, các bạn có thể dùng... máy giặt. Đùa đấy!
Sau khi lắp ráp, mỗi ống kính hoàn thành được kiểm tra để đảm bảo rằng nó đáp ứng các tiêu chuẩn của Leica. Nếu không, nó được gửi trở lại để được lấy ra, điều chỉnh, kiểm tra và lắp ráp lại.
Ống kính Noctilux 50mm đã được gửi lại để tháo ra và làm sạch.
Trái tim của mỗi ống kính Noctilux là một thấu kính phi cầu lớn,đắt tiền để đảm bảo liên kết chính xác và hiệu suất hình ảnh cho các nhiếp ảnh gia. Để sở hữu nó cần đến 11.000 USD (tương đương 250 triệu đồng).
Sau khi lau chùi và lắp lại các bộ phận chính bên trong, Noctilux được đặt trên một bộ phận thử nghiệm để cân chỉnh vị trí thấu kính phi cầu lớn.
Tất cả các hiệu ứng trên ống kính đều được cân chỉnh "từng li từng tí" trên màn hình máy tính.
Sau khi điều chỉnh, thấu kính được kiểm tra lại, để đảm bảo rằng các phép đo MTF của nó nằm trong các thông số thiết kế trước khi tái lắp ráp lần cuối.
Đây là chiếc 50mm F1.4 Summilux ASPH dành cho một trong những bộ máy ảnh Monochrom Typ 246 phiên bản đặc biệt "Jim Marshall" của Leica. Chỉ có 50 chiếc được sản xuất ra.
Đây là trạm cuối của dây chuyền - khu vực đóng gói sản phẩm.
Mỗi ống kính được đóng gói khác nhau với tất cả các bước và các phụ kiện cần thiết chi tiết trong quyển sổ này – được mệnh danh là ‘The Bible’ – Thánh Kinh.
Sáu ống kính 50mm F1.4 ASPH Summilux được đặt hàng, có bốn nhãn trên đó được in số sê-ri của ống kính. Các nhãn dán và ống kính được đóng gói lại với nhau để đảm bảo không có sự nhầm lẫn.
Ống kính được đóng gói vào hộp của mình kèm theo các giấy tờ hướng dẫn, bảo hành. Sau cùng, chúng sẽ được các nhân viên của phòng đóng gói kiếm tra một lần nữa để đảm bảo quy cách và các giấy tờ đầy đủ sẵn sàng để chuyển đi.
Dây chuyền lắp ráp máy Leica M10. Bộ khung được gia công tại Bồ Đào Nha, rất nhiều các linh kiện điện tử được mang đến Wetzlar để chuyển bị lắp ráp. Các kỹ thuật viên của Leica đang thực hiện kiểm tra và hiệu chỉnh hình ảnh.
Dây chuyền lắp ráp của Leica không có nhiều công đoạn tự động nhưng Leica vẫn luôn là một công ty sử dụng khá ít người so với các nhà máy của các hãng máy ảnh khác.
Đây là mẫu thử nghiệm M9, ngụy trang dưới dạng M8 cho việc kiểm tra thực tế ngoài môi trường. Erlkönig là một tên mã, được lấy từ tựa đề của một bài thơ đáng sợ và gây thất vọng đặc trưng của Johann Wolfgang von Goethe (và sau đó là một tác phẩm hợp xướng, một trong những tác phẩm lớn nhất của Franz Schubert).
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng